Chào Bác sĩ ! Dạo gần đây chiếc răng sâu hàm dưới khiến em bị đau nhức rất nhiều. Em không biết nên làm thế nào nữa, bác sĩ tư vấn giúp em với. Em cảm ơn. (Thảo Nguyên)
Bạn Thảo Nguyên thân mến! Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn về cho chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, Chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Mảng vụn thức ăn nếu không được làm sạch sẽ kết hợp với vi khuẩn trong miệng chúng ta và tấn công răng. Chúng gây xói mòn, tạo thành các lỗ li ti trên bề mặt răng và dần dần tiếp cận ngà răng. Ngà răng không có khả năng phòng thủ nên bị phá hủy nhanh hơn men răng. Điều này lý giải vì sao mà khi chúng ta nhìn thấy vết sâu từ bên ngoài thì thực tế bên trong, răng đã bị tấn công rất sâu rồi.

răng cấm bị sâu

Hình ảnh răng sâu lỗ nhỏ nhưng sau khi bác sĩ làm sạch xoang để trám thì sâu răng ăn khá sâu vào bên trong

1. Các dấu hiệu của sâu răng

Sâu răng là bệnh rất phổ biến ở nhiều lứa tuổi, từ trẻ em mọc răng sữa đến người già. Chúng ta dễ dàng phát hiện sâu răng bằng mắt thường, qua các dấu hiệu lâm sàng. Trên răng xuất hiện các đốm màu trắng (như hạt gạo) hoặc nâu đen thì có thể nói bạn đang gặp phải vấn đề sâu răng. Để biết chắc chắn tình trạng răng như thế nào và có kế hoạch điều trị kịp thời, bạn nên đến nha khoa uy tín để khám răng.

Các dấu hiệu của bệnh sâu răng như sau:

  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu
  • Răng xuất hiện những đốm đen, răng ngả màu nâu, vàng
  • Răng xuất hiện những lỗ sâu nhìn thấy
  • Chảy máu khi dùng bàn chải đánh răng
  • Đau răng, đau tự phát hoặc đau khi cắn
  • Răng nhạy cảm khi ăn uống những món ngọt, đồ nóng lạnh
  • Đau răng kéo dài từng cơn, kéo dài liên tiếp theo cấp độ từ nhẹ đến nặng
  • Đau răng kèm theo đau đầu, sốt nhẹ, răng ê buốt lan sang những chiếc răng kề cận.
  • Răng đau khi nhai,  sờ vào thì lấy răng lung lay nhẹ.
  • Đau răng liên tục nhưng uống thuốc giảm đau lại không thuyên giảm.

Có tự đối phó với răng sâu được không?

Vết sâu không được loại bỏ sẽ ăn tới tủy, gây sưng, viêm tủy, áp xe răng…. Vậy có tự đối phó với răng sâu được không? Các chuyên gia nha khoa cho biết bạn chỉ có thể ngừa sâu răng từ trước khi chúng phát sinh. Một chế độ ăn uống hợp lý và chăm sóc răng miệng đúng cách là cách phòng ngừa sâu răng tốt nhất. Tuy nhiên đây chỉ là những biện pháp phòng ngừa, nếu răng của bạn đã bị sâu thì cần phải có sự can thiệp của bác sĩ mới có thể giải quyết được.

2. Răng sâu có nên nhổ không?

Nhiều người vẫn thường có suy nghĩ rằng đau răng sâu thì nên nhổ bỏ. Tuy nhiên, trong việc điều trị những vấn đề liên quan đến răng miệng thì giữ lại được xem là nguyên tắc đầu tiên. Cho nên răng sâu nên nhổ trong trường hợp không còn cách điều trị. Đặc biệt nếu răng sâu là răng hàm thì khi nhổ sẽ dẫn tình trạng mất răng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhai. Sức khỏe về lâu dài cũng ảnh hưởng và chi phí trồng răng giả sẽ rất tốn kém.

nhổ răng bị sâu

Thông thường thì nếu răng sâu chưa lung lay và mô rằng vẫn giữ lại thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy để khắc phục tình trạng đau nhức và bọc sứ cho răng. Răng sẽ được phục hình và đảm bảo quá trình nhai bình thường. Thêm vào đó là ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng quay trở lại.

3. Điều trị sâu răng có khó không?

Bác sĩ cho biết đối với những răng bị sâu ít thì bác sĩ chỉ cần lấy hết mô bệnh, ngà mùn rồi trám hoặc bọc sứ để bảo vệ răng. Tuy nhiên, nếu răng của bạn bị sâu quá nặng thì buộc phải nhổ răng để sâu răng không lây lan sang các răng khác.
Khi đến điều trị tại Nha Khoa uy tín, bác sĩ sẽ khám tổng quát sức khỏe răng miệng và tư vấn cụ thể tình trạng cũng như giải pháp phù hợp với bạn.

Đọc thêm: Bảng giá nhổ răng hàm ở đâu tốt nhất?