Quá trình niềng răng là yếu tố phản ánh khá rõ hiệu quả đạt được sau khi niềng răng. Quá trình chỉnh nha được thực hiện chuẩn xác theo các bước sẽ đảm bảo chất lượng và hiệu quả chỉnh nha như mong muốn. Vậy niềng răng cần trải qua những giai đoạn nào, các bước ra sao? Sự thay đổi qua các bước niềng răng sẽ như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về quy trình thẩm mỹ đang rất phổ biến này nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Quá trình niềng răng cơ bản được diễn ra như thế nào?
Niềng răng là giải pháp thẩm mỹ giúp cải thiện những vấn đề về răng miệng mà nhiều người mắc phải. Thông thường, thời gian niềng răng sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của từng bệnh nhân cụ thể. Tuy nhiên, quá trình niềng răng về cơ bản thì vẫn được thực hiện theo các bước cơ bản sau đây:
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn để xem tình trạng răng của bạn thuộc trường hợp nào. Sau đó, bạn sĩ sẽ tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp với bạn.
- Bước 2: Lấy mẫu và chụp X- quang để lấy mẫu răng cũng như thu thập thông tin quan trọng, chọn loại khí cụ phù hợp với bệnh nhân dựa theo tình trạng răng miệng của họ.
- Bước 3: Lên phác đồ điều trị cụ thể tùy theo từng độ tuổi, từng trường hợp lệch lạc, hô móm,…
- Bước 4: Gắn mắc cài.
- Bước 5: Theo dõi, điều trị và tái khám theo hướng dẫn của nha sĩ để đảm bảo quá trình niềng răng được diễn ra theo đúng tiến độ.
- Bước 6: Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì thêm một thời gian để khung hàm ổn định.
2. Sự thay đổi của hàm răng theo từng giai đoạn diễn ra như thế nào?
Bản chất của quá trình niềng răng là tạo ra sự thay đổi trên cung hàm, các răng mọc lệch, mọc sai vị trí sẽ được điều chỉnh để trở lại đúng vị trí khớp cắn trên cung hàm một cách đều và thẩm mỹ hơn. Cụ thể qua từng giai đoạn, quá trình niềng răng sẽ tạo ra những thay đổi như sau:
2.1 Giai đoạn làm thẳng răng
Đây là giai đoạn đầu trong quá trình niềng răng, sau khi bác sĩ gắn mắc cài và sử dụng một lực tác dụng lên dây cung nhất định. Các răng sẽ bắt đầu dịch chuyển, những chiếc răng mọc lệch, mọc chen chúc,… sẽ được dàn đều ra.
Giai đoạn làm thẳng răng sẽ mất khoảng 2 – 6 tháng mới đạt được kết quả ổn định. Người niềng răng sẽ cảm thấy căng tức, khó chịu bởi dây cung bắt đầu hoạt động nhưng cảm giác này chỉ xảy ra trong khoảng 3 – 5 ngày đầu sau niềng răng.
2.2 Giai đoạn đóng khoảng răng
Sau khi hoàn thành giai đoạn trên mà không gặp sự cố nào khác, nha sĩ sẽ thực hiện tới giai đoạn đóng khoảng răng. Đây được xem là bước quan trọng nhất trong tiến trình niềng răng. Bởi thời điểm này, bạn sẽ được thay dây cung SS dạng thông thường để tăng độ cứng.
Giai đoạn này sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ răng hoặc cắt kẽ để tạo khoảng cho răng di chuyển. Bên cạnh đó, nha sĩ có thể sử dụng thêm chun đóng khoảng hoặc lò xo để liên kết răng hàm với răng cửa. Mục đích của việc này là để kéo răng dịch chuyển theo mong muốn của bác sĩ.
Bác sĩ sử dụng lò xo kéo kết hợp với Minivis để đóng khoảng
Giai đoạn đóng khoảng răng sẽ mang lại sự thay đổi rõ rệt nhất, đặc biệt là với tình trạng răng hô. Cũng ở giai đoạn này, bệnh nhân cần thường xuyên tới nha khoa để kiểm tra và xem xét mức độ dịch chuyển của răng đã ổn định hay chưa. Việc thăm khám đều đặn sẽ giúp bệnh nhân phòng biến chứng như cười hở lợi, quặp răng,… Trung bình, giai đoạn đóng khoảng răng sẽ mất từ 4 – 8 tháng để thực hiện.
2.3 Giai đoạn tinh chỉnh chân răng theo 3 chiều
Giai đoạn chỉnh chân răng có thể kết hợp với giai đoạn đóng khoảng để chân răng về đúng vị trí sau đó mới kéo thân răng về khoảng trống đã được tạo ra.
Khi răng được dàn thẳng đều hơn và đóng kin các khoảng, các bác sĩ sẽ tiến hàng điều chỉnh chân răng. Lúc này, các tác động tới dây cũng sẽ giúp đưa chân răng về đúng vị trí của nó trên cung hàm, làm chuẩn trục răng. Bệnh nhân sẽ cần từ 2 – 4 tháng để giai đoạn chỉnh chân răng được hoàn thiện.
2.4 Giai đoạn đóng khớp
Chức năng ăn nhai sau quá trình niềng răng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn đóng khớp. Vậy nên, các bác sĩ sẽ cần gắn dây chun hàm trên và hàm dưới theo chiều đứng để chúng được tiếp xúc với nhau.
Giai đoạn đóng khớp sẽ mất từ 2 – 8 tuần để giúp định hình. Các bạn có thể nhìn thấy kết quả rõ ràng về việc răng hở hoặc không đúng khớp cắn và ảnh hưởng như thế nào tới quá trình ăn nhai mỗi ngày.
Xem thêm: Chi phí niềng răng 2 hàm giá bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng tới giá
2.5 Giai đoạn duy trì
Niềng răng là một quá trình lâu dài, chúng yêu cầu người bệnh phải có sự kiên trì và thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Sau khi hoàn tất quá trình chỉnh nha, các bạn sẽ cần sử dụng hàm duy trì thêm một thời gian để giúp hàm ổn định hơn. Giai đoạn duy trì sẽ hạn chế việc răng “chạy” hoặc xô lệch lại như ban đầu.
Trên đây là những thông tin cơ bản về quá trình niềng răng và những thay đổi ở từng giai đoạn cụ thể. Hy vọng những thông tin đã chia sẻ sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích cho việc chỉnh nha thẩm mỹ của bản thân.
Nguồn tham khảo: https://reviewnhakhoa.org/nen-nieng-rang-hay-boc-rang-su-503.html