Mục Lục Bài Viết
1. Răng cấm là gì răng gì?
1.1 Vị trí răng cấm
Răng cấm hay còn tên gọi khác là răng số 6. Chiếc răng này ở vị trí thứ 6 trong hàm tính từ răng cửa đếm vào.
1.2 Đặc điểm của răng số 6
Răng số 6 có những đặc điểm:
- Đây là răng vĩnh viễn và chỉ mọc duy nhất 1 lần trong đời. Thông thường, răng cấm bắt đầu mọc khi trẻ bước vào độ tuổi tiểu học (6-7 tuổi).
- Răng hàm số 6 sở hữu kích thước lớn. Chúng thường có 2 chân răng với hàm dưới và 3 chân răng ở hàm trên. Nhờ đó, chúng có thể chịu được lực nhai nghiền lớn.
1.3 Chức năng của răng cấm
- Đảm nhiệm chức năng nhai nghiền thức ăn.
- Định hình khung hàm răng, duy trì chiều dài và tỉ lệ của khuôn mặt.
2. Cách nhận biết răng cấm bị sâu
Bạn có thể nhận biết sâu răng cấm bằng các vết đen bám trên bề mặt răng, răng nhạy cảm, ê buốt khi ăn uống. Đối với những răng cấm bị sâu nặng thì sẽ khiến bạn đau nhức, khó chịu, chán ăn, không ngủ được thậm chí nặng nề hơn là bị sưng mặt gây biến dạng khuôn mặt. Tuy nhiên, khi bạn nhận biết được các dấu hiệu này thì men răng đã bị phá vỡ, răng bị sâu nặng, có khi chỉ còn lớp vỏ bên ngoài. Tốt hơn hết, bạn nên đến phòng khám nha khoa uy tín càng sớm càng tốt để điều trị sâu răng cấm hàm dưới.
Răng cấm bị sâu, đau nhức do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như sâu răng, viêm tủy, áp xe chân răng, viêm nha chu, tụt nướu, răng bị vỡ do va đập,… Sau đây là một số triệu chứng có thể xuất hiện khi răng cấm bị sâu tùy theo mức độ:
- Cảm giác đau nhói trong lúc ăn hoặc lúc làm vệ sinh răng miệng. Đôi khi cơn đau đột nhiên xuất hiện khi chúng ta đang nghỉ ngơi.
- Khi ăn những món nóng, lạnh, chua, ngọt thì răng có hiện tượng ê buốt hay còn gọi là răng nhạy cảm. Thời tiết thay đổi răng cũng có những phản ứng bất thường.
- Xuất huyết tại vị trí răng đau và có thể kèm theo mủ chảy ra cũng là biểu hiện của răng cấm bị sâu.
- Miệng bị hôi do các bệnh lý răng miệng đang phát triển. Lưỡi thường có vị đắng nhẹ và mất cảm giác ngon miệng khi ăn.
- Cảm thấy khó khăn khi há miệng to, có thể bị sốt nhiều đặc biệt là vào ban đêm là triệu chứng của răng cấm bị sâu.
3. Răng cấm bị sâu có nguy hiểm không?
Răng cấm bị sâu có thể gây ra những rủi ro gì? (Ảnh: Internet)
- Tình trạng đau nhức dữ dội, khó mở miệng, có mùi hôi và ảnh hưởng lớn dến việc ăn nhai hàng ngày.
- Vi khuẩn ăn sâu vào trong thân răng, nó đi theo phần tủy mềm và lan sâu xuống xương hàm, nướu và lợi xung quanh. Tệ hơn là nó có thể dẫn đến hoại tử.
- Vết sâu răng lan sang những răng ăn nhai quan trọng và kế cận khiến chúng bị tổn thương. Trong một số trường hợp để quá lâu thì vết sâu răng có thể phá hoại những răng kế cận. Và dẫn đến phải nhổ bỏ những răng đó.
Ngoài răng cấm bị sâu thì nguyên nhân có thể gây đau có thể đến từ răng khôn đang mọc hoặc mọc ngầm. Tìm hiểu chi tiết hơn về răng khôn trong bài viết: “Đau răng cấm nên làm gì? răng cấm có nên nhổ không?“.
4. Răng cấm bị sâu có nên nhổ không?
- Bệnh nhân bị sâu răng hàm nghiêm trọng. Ở những trường hợp nặng, vi khuẩn sâu răng đã xâm nhập sâu và không có khả năng phục hồi bằng những biện pháp hàn, trám, bọc răng sứ…. Lúc này, nhổ răng cấm là một điều bắt buộc để tránh vi khuẩn gây sâu tấn công sang các răng bên cạnh.
- Bệnh nhân gặp viêm tủy răng nặng và để lại ảnh hưởng lớn tới chân răng. Sự xâm nhập của vi khuẩn vào chân răng có thể để lại một số ảnh hưởng nghiêm trọng: chân răng lung lay, nhiễm trùng chân răng….
- Với những bệnh nhân bị viêm nha chu nghiêm trọng và xuất hiện các tình trạng như: tiêu xương, tụt nướu, răng bị lung lay….. Khi đó, nhổ răng là điều bắt buộc phải xảy ra.
- Răng bị vỡ, mẻ….không có khả năng phục hồi do các yếu tố từ bên ngoài: chấn thương, va đập, tai nạn….
5. Nhổ bỏ răng cấm bị sâu có đau hay không?
Nhổ bỏ răng cấm sâu liệu có gây đau đớn? (Ảnh: Internet)
Câu trả lời là không gây đau mà nếu có chỉ là sự tê nhức ở giai đoạn đầu. Bởi vì trong quá trình nhổ răng thì bác sĩ sẽ gây tê. Vì vậy, bạn sẽ không có cảm giác đau khi nhổ. Và sau khi đã nhổ răng và thuốc tê tan dần thì bạn sẽ có cảm giác ê buốt. Và để giảm cơn đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương thì bạn cần tích cực nghỉ ngơi. Đồng thời uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Nhổ răng cấm mức độ đau không bằng răng khôn. Vậy bạn đã biết tới phương pháp nhổ răng khôn không đau chưa? Hãy cùng Nha khoa Miền Trung tìm hiểu ngay qua bài viết: “Nhổ răng khôn không đau thế nào? Các bước nhổ răng không đau”
Sâu răng cấm hàm dưới là tình trạng mà khá nhiều người mắc phải. Bạn cũng đừng quá lo lắng nếu rơi vào tình trạng này. Những chia sẻ bổ ích được chia sẻ ở trên mong rằng sẽ hữu ích đối với bạn. Bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về vấn đề này. Tiếp tục đón đọc những bài viết tiếp theo để có được một hàm răng khỏe, đẹp nhé!