Cách nhổ răng sữa tại nhà ít chảy máu vừa là cách nhổ răng hiệu quả và an toàn cho bé. Đảm bảo răng nhổ không gây hại tới sức khỏe răng miệng về sau
Răng sữa lung lay như muốn rớt ra ngoài như thế này. Cha mẹ có thể áp dụng phương pháp nhổ tại nhà
Nhổ răng cho bé theo cách nhổ răng sữa tại nhà là sự lựa chọn của rất nhiều bậc cha mẹ hiện nay. Các ba mẹ có thể áp dụng cách nhổ răng ít chảy máu để không làm bé sợ, đồng thời nhổ răng đúng cách không sót chân răng, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé cũng như không ảnh hưởng tới cấu trúc răng vĩnh viễn về sau.
Mục Lục Bài Viết
1. Khi nào nên nhổ răng sữa cho trẻ là thích hợp nhất?
Theo quy trình mọc răng thì bé từ 5-6 tháng tuổi sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên và sẽ hoàn tất quy trình mọc răng sữa từ 10-12 tuổi và dần dần hàm răng sữa sẽ được thay thế bằng các răng vĩnh viễn. Và lúc này, cách nhổ răng sữa tại nhà cho bé là vấn đề luôn được các bậc phụ huynh quan tâm nhiều nhất.
Theo y học, độ tuổi thay răng sữa được chia thành các nhóm như sau:
- Hai răng cửa giữa: 6-7 tuổi.
- Hai răng cửa bên cạnh: 7-8 tuổi.
- Hai răng nanh: 9-12 tuổi.
- Hai răng hàm đầu tiên: 9-11 tuổi.
- Hai răng hàm thứ 2: 10-12 tuổi.
Trong đó, thời điểm mọc thường là lúc 6 tuổi. Răng sữa đầu tiên rụng thường là răng cửa giữa, tiếp ngay sau đó thường là sự nhú lên của răng vĩnh viễn tương ứng ở vị trí răng sữa vừa rụng đi. Răng sữa cuối cùng thường là răng sữa số 5 rụng lúc khoảng 12 tuổi. Hàm răng vĩnh viễn của người trưởng thành có 32 răng.
Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng vị trí răng vĩnh viễn, giúp trẻ phát âm tròn tiếng và ăn nhai tốt. Nhổ răng sữa quá sớm có thể gây nên nhiều hệ quả, khiến cho răng vĩnh viễn mọc lệch lạc hoặc ăn nhai khó khăn hơn. Có nhiều trường hợp răng sữa nhổ quá sớm có thể khiến cho mầm răng mọc lên không đúng vị trí, dẫn đến tình trạng khấp khểnh, sai khớp cắn khá nặng.
2. Hướng dẫn cách nhổ răng sữa tại nhà ít chảy máu
Khi răng sữa có dấu hiệu thay và lung lay, ba mẹ đừng vội nhổ răng ngay cho con. Nên sử dụng ngón tay có quấn gạc sát khuẩn và lay nhẹ nhàng chiếc răng, mỗi ngày đều dành thời gian để lay cho răng lỏng dần ra. Những ngày đầu lay nhẹ nhàng, các ngày sau có thể lay mạnh hơn nhưng ở mức giới hạn không làm bé bị đau. Bước lung lay này rất quan trọng trong cách nhổ răng sữa tại nhà.
Sau khi thấy răng đã lỏng ra hẳn, lay đi lay lại rất dễ dàng, ba mẹ tiến hành nhổ răng cho con bằng các thiết bị đảm bảo vệ sinh. Có thể dùng chỉ buộc vào răng sau đó làm cho bé phân tâm không chú ý và cuối cùng giật mạnh nhổ nhanh, dứt khoát. Cách nhổ này chỉ áp dụng cho các răng cửa sữa chỉ có một chân và chân răng đã tiêu nhiều.
Nhổ răng bằng chỉ buộc chỉ nên áp dụng cho các răng cửa sữa có một chân và chân răng đã tiêu nhiều
Trường hợp các răng phía sau hoặc thậm chí là răng cửa đang còn cứng thì khi nhổ răng cho trẻ em tuyệt đối không nên dùng chỉ buộc vào răng để nhổ bởi có thể dẫn tới tình trạng làm gãy phần thân răng trong khi chân răng vẫn còn kẹt lại trong xương ổ răng. Việc nhổ răng bằng chỉ này cũng sẽ gây cảm giác đau nhức nhiều hơn cho bé.
Cách nhổ răng sữa tại nhà rất quan trọng và cần được thực hiện đúng cách để răng ít chảy máu, đồng thời bảo vệ vị trí răng mới nhổ, không ảnh hưởng tới cấu trúc hàm răng về sau, không làm sót chân răng dẫn tới viêm nhiễm.
Cách nhổ răng sữa tại nhà cần lưu ý gì?
– Vấn đề vệ sinh và chế độ ăn uống cho trẻ sau khi nhổ răng cũng cần đặc biệt lưu ý.
- Hướng dẫn cho bé cách chải răng đúng cách và súc miệng với nước muối loãng hàng ngày, tuyệt đối không dùng vật nhọn hay cho tay vào phần răng vừa nhổ để tránh viêm nhiễm.
- Cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng như cháo hay súp có xay nhuyễn thêm thịt, cá, rau để bổ sung dinh dưỡng. Không ăn những thức ăn cứng hay có tính cay nóng.
– Sau khi nhổ răng xong, bạn cho trẻ cắn bông gòn ngay để cầm máu trong vòng 30 phút hoặc lâu hơn nếu như chân răng chảy máu nhiều. Nếu như sau khi nhổ, phần hố răng có dấu hiệu bất thường thì tốt nhất bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được các bác sỹ thăm khám lại.
– Sau 1-2 tuần thì phần hố răng sẽ dần lành lại và tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn mọc lên.
Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng áp dụng đúng kỹ thuật nhổ răng sữa cho con nên thường khiến bé bị đau và các hệ lụy khác. Ngoài ra cha mẹ cũng cần phải lưu ý là không nên nhổ răng của trẻ quá sớm vì sẽ ảnh hưởng về sau. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ và tư vấn giải pháp sẽ áp cho bé.
Đọc thêm: Cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ bú bình hiệu quả?