Tình trạng sâu răng sữa ở trẻ nhỏ ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do trẻ bú bình ban đêm của trẻ. Vậy làm thế nào để phòng ngừa sâu răng bú bình cho trẻ? Hãy cùng Nha khoa Miền Trung tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Sâu răng ở trẻ bú bình là gì?

Sâu răng ở trẻ do bú bình là tình trạng các răng bị phá hủy một cách nhanh chóng, hay gặp ở các răng phía trước hàm trên và hàm dưới của trẻ dưới 3 tuổi hoặc trẻ nhỏ có thói quen bú sữa bình hoặc ăn nhiều chất lỏng có chứa nhiều đường (như nước trái cây, dung dịch ngọt). Những chất này len lỏi và bám sâu trong răng tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng sẽ phát triển mạnh từ những chất đường ngọt này và tạo ra axit tấn công vào răng. Hậu quả là các răng phía trước hàm trên của bé thường có những lỗ sâu răng lớn màu đen sẫm hoặc có thể bị phá hủy dần rồi gãy ngang

sâu răng do bú bình ở trẻ

2. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng bú bình ở trẻ

Không giống như sâu răng ở người lớn thường chỉ sâu ở những răng bên trong, sâu răng ở trẻ tuổi bú bình hầu hết xảy ra ở những vị trí rất dễ thấy, cụ thể như ở răng cửa. Dù là vậy, bạn vẫn có thể sẽ không chú ý đến điều này vì trong suốt thời gian răng bé bị bào mòn và dần yếu đi, các vết tổn thương răng hầu như rất khó thấy. Một khi men răng đã bị tổn thương thì quá trình sâu răng sẽ diễn ra rất nhanh chóng. Do đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra răng miệng của trẻ.

sâu răng ở trẻ bú bình

Bé bị xiết ăn răng thực chất là tình trạng sâu răng thường gặp ở trẻ từ 2 – 7 tuổi

Sâu răng khiến trẻ ăn uống khó khăn, gây đau nhức. Thậm chí có thể dẫn tới tình trăng răng bị nhiễm trùng và phải nhổ bỏ. Nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng ở trẻ là do thói quen bú bình, ăn nhiều chất lỏng có chứa nhiều đường như nước trái cây, hoặc ngậm các chất ngọt lâu trong miệng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển và phá hủy men răng khiến răng bị sâu nhanh chóng.

Ban đầu chỉ là những vệt đen nhỏ li ti, sau đó răng sẽ bị gãy vỡ và thủng lỗ. Nghiêm trọng hơn là sâu răng ăn tới tủy. Nó không chỉ khiến bé đau nhức mà còn ảnh hưởng đến khả năng phát âm và răng vĩnh viễn của bé.

3. Phòng ngừa sâu răng bú bình như thế nào?

Thực hiện tốt vệ sinh răng miệng có thể giúp bạn ngừa sâu răng ở trẻ bú bình. Ngoài ra, còn có các bước đơn giản vô cùng hiệu quả sau mà bạn nên thử:

  • Sau khi trẻ bú xong thì nên dùng khăn hoặc gạc lau sạch miệng và cho bé súc miệng bằng nước sạch trước khi đi ngủ.
  • Không cho bé bú khi đã ngủ
  • Không nên dùng bình sữa cho trẻ ngậm lúc chơi hay lúc đi ngủ.
  • Dạy cho bé uống nước bằng cốc (ly) khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Tập cho bé từ bỏ thói quen bú bình khi bé trong độ tuổi từ 12 – 14 tháng
  • Bắt đầu đánh răng cho bé, mà không cần sử dụng kem đánh răng, khi bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên;
  • Khi trẻ được 3 tuổi cha mẹ nên tập cho trẻ sử dụng bàn chải và kem đánh răng để làm sạch các răng sữa đã mọc.
  • Làm sạch và mát xa vùng nướu vẫn chưa mọc răng;
  • Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng khi tất cả răng đã mọc;
  • Đảm bảo con bạn được cung cấp đủ fluor giúp giảm sâu răng. Nếu nguồn nước địa phương ở nơi bạn sống không chứa fluor, hãy hỏi nha sĩ hoặc bác sĩ cách nào để bổ sung thêm fluor cho bé;
  • Đặt lịch khám răng định kì thường xuyên 6 tháng/lần khi bé được một tuổi. Các nha sĩ sẽ cho bé sử dụng một lớp bảo vệ răng có thể giúp ngăn ngừa sâu răng trong giai đoạn này.

bôi fluor cho trẻ phòng ngừa sâu răng

Fluor bôi cho trẻ trị sâu răng

Nếu bé thường xuyên uống nước ngọt, bạn hãy giúp bé từ bỏ thói quen này bằng cách pha thêm nước trong 2 – 3 tuần, sau đó thay thế hoàn toàn bằng nước lọc. Nếu con ăn nhiều bánh kẹo ngọt, bạn cần thường xuyên nhắc nhở bé chải răng sau khi ăn để bảo vệ răng.

Hãy nhớ rằng răng sữa khỏe mạnh sẽ giúp con có răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ và đẹp hơn trong tương lai.

Đọc thêm: Răng sữa bị sâu có cần phải nhổ bỏ ngay hay không?