Những thắc mắc thường gặp khi bạn muốn đi trám răng sâu

Trám răng bị sâu là việc làm thực sự cần thiết. Vì khi các mô răng bị hư tổn do vi khuẩn xâm hại thì sẽ dẫn đến sâu răng. Mà trong trường hợp này thì trám răng là việc làm cần thực hiện để bảo vệ răng khỏi các tác nhân bên ngoài. Vì vậy khi bạn gặp phải tình trạng răng bị sâu thì bạn nên nghĩ ngay đến việc trám răng. Bài viết chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về việc trám răng sâu cũng như việc trám có đau không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết và cụ thể hơn qua bài viết.

1. Trám răng sâu nhẹ

Răng sâu ở mức độ nhẹ là giai đoạn đầu tiện của bệnh sâu răng. Ở thời điểm này có thể bạn biết mình bị sâu răng. Nhưng do biểu hiện của nó không rõ ràng và chưa gây ảnh hưởng cụ thể gì nhiều.

Nguyên nhân gây sâu răng nhẹ có thể do bạn ăn uống quá nhiều đường. Hoặc bạn vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Những nguyên nhân đó sẽ là điều kiện để sâu răng hình thành.

Răng sâu nhẹ là mức độ sâu răng đầu tiên và được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn đầu: răng chớm sâu

phá huỷ men răng

Giai đoạn chớm sâu là giai đoạn khó phát hiện ở sâu răng (Ảnh: Internet)

Ở giai đoạn này thì bề mặt răng xuất hiện những đốm trắng ngà. Và bạn có thể nhìn thấy qua gương. Tuy nhiên nếu tình trạng này xuất hiện ở mặt trong của răng hoặc ở kẽ hở giữa 2 răng thì rất khó phát hiện ra. Chưa kể ở giai đoạn này bạn cũng không thể cảm thấy đau nhức hay ê buốt.

Giai đoạn thứ 2: sâu men răng

Ở giai đoạn này thì trên bề mặt răng tại các đốm trắng xuất hiện những lỗ sâu nhỏ màu đen. Do vi khuẩn sâu răng tác động và làm men răng bị tổn thương. Triệu chứng cụ thể thì vẫn chưa cảm nhận được. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều đồ ăn lạnh thì thỉnh thoảng sẽ cảm thấy ê buốt.

trám răng bị sâu

Sâu men răng là khi răng đã hình thành những lỗ sâu nhỏ có màu đen (Ảnh: Internet)

Khi bạn phát hiện ra răng đang bị sâu răng thì bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám để tìm ra phương pháp điều trị kịp thời. Tùy theo tình trạng răng sâu mà bác sĩ sẽ chỉ định việc trám răng như thế nào.
Đối với việc trám răng sâu nhẹ thì bác sĩ sẽ nạo ở những vị trí men răng bị tổn thương có màu nâu hoặc đen xám. Sau đó họ sẽ tiến hành vệ sinh sẽ lại răng miệng trước khi bít lại bằng vật liệu trám răng.

2. Trám răng sâu nặng

Khi răng bị sâu nặng thì việc trám răng có khả thi? Bởi đối với những người gặp tình trạng răng bị sứt mẻ gãy vỡ, mức độ sâu nặng thì nếu có áp dụng các kỹ thuật phục hồi cũng rất dễ bị hư hỏng nhanh sau một thời gian sử dụng.

Trong trường hợp răng miệng bị sứt mẻ mức độ nặng thì cần phải tiến hành điều trị tủy trước. Tiếp sau đó mới sử dụng kỹ thuật trám răng đặc biệt. Thực tế thì để quyết định xem có nên trám răng bị sâu nặng hay nhổ bỏ thì còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương như thế nào.

Tuy nhiên bác sĩ vẫn luôn cố gắng để bảo tồn răng thật cho bệnh nhân. Bởi vì cho dù sử dụng răng giả có trắng, sáng tốt như thế nào cũng khó so sánh được với răng thật. Chỉ trong trường hợp sâu quá nặng không có cách nào để khắc phục thì mới phải bắt buộc nhổ bỏ cũng như trồng lại.

điều trị tuỷ răng

Với trường hợp răng sâu nặng, việc xử lý tủy là điều cần thiết trước khi trám răng (Ảnh: Internet)

Nếu răng bị sâu nặng và áp dụng phương pháp trám răng thì sẽ tốn khá nhiều thời gian để điều trị tủy để loại bỏ tình trạng viêm nhiễm cũng như vi khuẩn gây bệnh. Quá trình trám răng từ đó cũng diễn ra an toàn và thuận lợi nhất.

3. Những cách phòng ngừa sâu răng

Ngoài những cách trên, đối với những trường hợp sâu răng nhẹ thì bạn cũng nên áp dụng một số cách phòng ngừa để tránh tình trạng sâu răng như:

 

Vệ sinh răng miệng đúng cách là cách hữu hiệu nhất phòng ngừa sâu răng (Ảnh: Internet)

  • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm đã pha loãng. Việc này sẽ giúp sát khuẩn cho răng. Và hơn nữa sẽ giúp chống viêm nhiễm cũng như sự phát triển của sâu răng.
  • Có thể dùng trà xanh hoặc trà bạc hà để sát khuẩn và làm sạch khoang miệng cũng như ngăn chặn sâu răng, răng miệng cũng sạch hơn.
  • Tăng cường bổ sung thêm vào chế độ ăn: rau, củ, quả. Nó sẽ giúp răng sạch hơn và ngăn chặn tình trạng sâu răng hiệu quả.

4. Trám răng sâu có đau không?

Trám răng sâu có đau không? Đây là câu hỏi mà nhiều người hay thắc mắc nếu lần đầu đi trám răng. Tâm lý lo lắng hoang mang do sợ đau vẫn luôn khiến khách hàng hoài nghi và mang theo nỗi sợ khi trám răng. Nhưng liệu thực tế việc trám răng sâu có đau như nhiều người vẫn nghĩ hay không?

tram rang tham my

Trám răng có gây đau đớn không? (Ảnh: Internet)

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng trên thực tế trám răng là một kỹ thuật không phức tạp nhưng do chịu nhiều tác động trực tiếp nên sẽ có đôi chút khó chịu. Và thực tế trám răng bị sâu có đau hay không thì không đau và quy trình thực hiện khá đơn giản.

Tuy nhiên, việc trám răng có đau không còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như:

4.1 Mức độ tổn thương của răng

Với những trường hợp răng bị tổn thương nặng và ăn sâu vào tủy thì việc trám răng có thể gây nhức buốt và khó chịu. Tuy nhiên đây là trường hợp người bệnh sẽ không chịu được lâu và không kéo dài tình trạng này quá lâu.

4.2 Cơ địa mỗi người

Cơ địa mỗi người cũng sẽ tác động đến việc đau hay không. Mỗi người có cơ địa khác nhau và những người cơ địa nhạy cảm thì chỉ cần tác động nhẹ cũng gây ra những khó chịu. Còn đối với những người cơ địa bình thường thì việc trám răng cũng không thành vấn đề và không gây sự khó chịu quá nhiều.

4.3 Vật liệu trám răng

Vật liệu trám răng cũng là một trong những yếu tố quyết định đến độ bền của miếng trám. Với vật liệu trám chất lượng tốt sẽ mang đến sự thoải mái cho khách hàng. Tuy nhiên nếu bạn lựa chọn những vật liệu kém chất lượng thì sẽ gây ra tình trạng kích ứng với khoang miệng.

5. Trám răng sâu mất bao lâu?

Trám răng là một kỹ thuật thẩm mỹ răng đơn giản. Và phương pháp này thật sự hiệu quả đối với trường hợp tổn thương mức độ nhẹ. Vì vậy mà sẽ không mất quá nhiều thời gian để bác sĩ hoàn thiện một miếng trám răng.

Một ca trám răng thông thường được diễn ra từ 15-40 phút. Và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể ở mức độ tổn thương khác nhau.

5.1 Mức độ tổn thương nhẹ

Trường hợp này răng bị sâu, sứt mẻ hoặc thưa nhẹ và chưa ảnh hưởng nhiều đến tủy răng. Nên thời gian thực hiện việc trám răng chỉ mất từ 15-20 phút mà thôi.

5.2 Mức độ tổn thương nặng hơn

Lúc này răng bị sâu nặng tức là vết sâu đã phá hủy một phần lớn thân răng. Do đó bác sĩ cần nạo sạch vết sâu trước khi tiến hành hàn gắn miếng trám lên trên. Vì vậy, thời gian điều trị sâu răng sẽ kéo dài hơn. Và mỗi ca trám răng sâu sẽ kéo dài từ 30-40 phút.

5.3 Mức độ tổn thương nghiêm trọng

Trường hợp này răng bị sâu và tổn thương cực kỳ nghiêm trọng. Do đó phải điều trị tủy rồi mới tiến hành hàn trám răng. Do đó bệnh nhân phải điều trị dứt điểm tủy răng trong khoảng thời gian nhất định. Sau đó bác sĩ mới tiến hành trám bít lại vùng răng bị tổn thương.

6. Trám răng rồi có bị sâu lại không?

Răng đã trám bị sâu lại được xem là biến chứng sau khi thực hiện trám răng. Và nhiều người gặp phải tình trạng này khiến họ phải khổ sở chịu đựng cơn đau nhức do sâu răng gây ra. Do đó nhiều người quan niệm rằng cứ trám răng thì cả đời không bị sâu răng nữa là hoàn toàn sai lầm.

Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên nha khoa thì tình trạng răng trám bị sâu lại là do quy trình thực hiện trám răng không được thực hiện đúng hoặc quá trình thực hiện sai kỹ thuật. Nếu vết sâu và các mô răng không được làm sạch thì khiến mô răng khỏe còn lại bị vi khuẩn tấn công. Do đó răng sau khi trám xong sẽ bị sâu trở lại.

Ngoài ra khi kỹ thuật trong quá trình thực hiện trám răng không được đảm bảo thì có thể khiến cho miếng trám dễ bị bong tróc trong thời gian ngắn. Và vi khuẩn sẽ có cơ hội để tấn công phá hủy răng. Tình trạng bị sâu răng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn ở răng sau khi đi trám. Và để tránh tình trạng răng trám bị sâu trở lại do thực hiện sai kỹ thuật. Hoặc quy trình không đúng thì bạn nên chú ý lựa chọn một cơ sở nha khoa có uy tín và chất lượng cao.

Đọc thêm: Có nên trám kẽ răng? Quy trình trám răng chuẩn là như thế nào?

Đánh giá bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Nha Khoa Miền Trung
Xin chào! Chúng tôi là đội ngũ của Nha Khoa Miền Trung. Chúng tôi lập nên trang web này nhằm giúp quý độc giả có thể trang bị thêm kiến thức về nha khoa, đánh giá các Nha Khoa nhằm giúp bạn đọc có thể tìm cho mình một trung tâm Nha Khoa uy tín và chất lượng nhất. Đội ngũ làm vì mục đích phi lợi nhuận và quý bạn đọc cảm thấy bài viết hữu ích có thể ủng hộ bằng cách Click vào quảng cáo nếu bạn thực sự thích nó! Xin cảm ơn.

Liên Hệ

trồng răng implant tại đà nẵng

Review Nha Khoa

dana-dental-nha-khoa-da-nang

Nha Khoa Dana Dental và những thông tin bạn cần biết?

Nha khoa Dana Dental là cơ sở nổi tiếng được sáng lập bởi bác sĩ Phạm Minh Tuấn giỏi chuyên môn cùng với hệ thống trang thiết bị được đầu tư hiện đại. Vậy liệu phòng khám có tốt như những lời quảng cáo và bảng giá chi tiết các

Nha khoa sử dụng răng kém chất lượng và bị hở ở chân răng

Bọc răng sứ thẩm mỹ tại Nha khoa Dana có tốt không?

Thời gian gần đây nhu cầu làm răng sứ thẩm mỹ ngày càng tăng. Đã có rất nhiều khách hàng chịu chi, bỏ ra một khoản tiền lớn với mục đích kiến tạo nụ cười thêm hoàn hảo. Lợi dụng sự tin tưởng của khách hàng nhiều cơ sở nha

bọc răng sứ uy tín quảng nam

Top 6 Nha khoa Bọc răng sứ tốt và uy tín tại Quảng Nam

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng giúp mang đến cho răng một dáng vẻ mới, đều đặn và trắng sáng tự nhiên như răng thật. Để chọn địa chỉ làm răng sứ ở đâu tốt tại Quảng Nam, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới

tẩy trắng răng tại quảng nam

Top 5 Nha khoa tẩy trắng răng tại Quảng Nam uy tín và chất lượng

Có khá nhiều nha khoa có dịch vụ tẩy trắng răng ở tỉnh Quảng Nam nhưng để lựa chọn được một địa chỉ chất lượng và giá thành hợp lý thật sự không dễ dàng. Nếu đang băn khoăn về vấn đề này, quý bạn đọc có thể tham khảo

nha khoa uy tín

Top 3 Nha khoa uy tín tại huyện Phong Điền – Thừa Thiên Huế

Sức khỏe răng miệng là vấn đề muôn thuở và cực kỳ quan trọng với mọi người hiện nay. Theo như nghiên cứu, tại Việt Nam có đến hơn 80% dân số mắc phải các vấn đề về răng miệng từ nhẹ đến nặng. Một trong những lý do chủ

trồng răng implant tại quảng nam

Top 6 Nha khoa trồng răng Implant chất lượng tại Quảng Nam

Trồng răng implant là một phương pháp trồng răng cấy ghép cấu tạo bằng titanium có hình dạng (vít) ốc. Nó được dùng cấy trực tiếp vào xương hàm của người bị mất răng để thay thế chân răng đã bị mất trước đó. Và nó sẽ có vai trò