Răng khôn hay còn được biết đến với tên gọi là răng hàm số 8. Đây là những chiếc răng mọc cuối cùng vào giai đoạn trưởng thành, từ 17 tới 25 tuổi. Tuy nhiên có nhiều trường hợp chúng ta buộc phải nhổ bỏ răng khôn. Vì những biến chứng xấu để bảo vệ sức khỏe răng miệng của những chiếc răng kế đó. Vậy răng khôn mọc ngang là gì? Có nên nhổ răng khôn mọc ngang không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phương pháp xử lý sao cho phù hợp nhất!
Mục Lục Bài Viết
1. Răng khôn mọc ngang là gì?
Răng mọc theo góc 90 độ với răng số 7. Trường hợp này răng sẽ ngầm dưới xương hàm, do đó phải chụp x-quang phải thấy được. Nếu răng nhú thêm sẽ đâm vào răng bên cạnh. Dẫn đến u nang, thậm chí là hỏng chân răng số 7.
Răng khôn mọc đâm ngang là gì? (Ảnh: Internet)
Không chỉ có răng khôn ở vị trí mọc ngang, hầu hết răng khôn dù mọc thẳng hay xiên đều ít nhiều gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng. Vậy răng khôn là gì? Và răng khôn mọc như thế nào?
2. Răng khôn là gì? Răng khôn mọc như thế nào?
Răng khôn không xuất hiện ở trẻ nhỏ mà thường sẽ mọc cuối cùng ở người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên. Vì mọc sau cùng, nên vòm miệng của chúng ta thường không còn đủ chỗ dẫn đến tình trạng mọc lệch, xô ngã nhau, mọc chen các răng khác. Do đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau và sưng ở vùng má.
Răng khôn mọc như thế nào? (Ảnh: Internet)
Có nhiều trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch nhưng không được chữa trị kịp thời, khiến phần nướu sưng tấy, đọng thức ăn thừa gây hôi miệng, viêm nướu…Do xuất hiện muộn và răng khôn mọc không thuận lợi gây đau đớn và phiền toái cho nhiều người. Vì vậy họ cho rằng răng khôn không có tác dụng gì về thẩm mỹ hay chức năng nhai.
Răng khôn là răng số mấy? Có nên nhổ răng khôn hay để lại? Có thể nói, răng khôn (răng số 8) bị xem như “kẻ thù” và hầu như răng khôn đều phải nhổ. Không những không có bất kì tác dụng gì mà mọc răng khôn còn mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Chúng gây ra không ít đau đớn. Khi mọc răng khôn, bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau nhức khó chịu hơn những răng khác.
5 loại răng khôn mọc lệch thường gặp
- Răng khôn mọc kẹt về phía gần: Đây là tình trạng hay gặp nhất, trục của răng nghiêng về phía răng số 7 khoảng 45 độ. Chiếc răng này vẫn mọc lên trên nướu nhưng chèn ép răng số 7 gây xô lệch.
- Răng khôn mọc kẹt theo chiều thẳng đứng: Thân răng quá to không thể nhú lên gây đau nhức dù răng mọc thẳng. Một vài trường hợp do kẽ răng không chuẩn khiến thức ăn đọng lại ở kẽ răng số 7 và 8 gây hôi miệng, viêm lợi, sâu răng.
- Răng mọc kẹt nghiêng về phía sau: Thường gặp ở hàm dưới, khi gặp trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo nên nhổ sớm vì dễ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.
- Răng mọc kẹt trong niêm mạc miệng: Lợi trùm răng khôn: vạt nướu đè lên khiến răng khôn không thể mọc hẳn lên được. Tại vùng lợi này sẽ có tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy.
- Răng mọc kẹt trong xương hàm: Hiểu đơn giản là răng khôn bị xương hàm bọc kín,rất khó phát hiện. Kèm theo các triệu chứng sưng lợi, đau đớn và cứng hàm.
Vậy với tình trạng đau răng khôn hàm trên, chúng ta nên xử lý ra sao? Đón đọc ngay bài viết: “Răng khôn hàm trên là gì? Giải quyết đau răng khôn hàm trên thế nào?”
3. Có nên nhổ răng khôn mọc ngang không?
Câu trả lời là có và càng sớm càng tốt. Rất nhiều người chủ quan cho rằng những cơn đau khi mọc răng là chuyện bình thường và sẽ chấm dứt vài ngày sau đó. Tuy nhiên, càng để lâu tình trạng sẽ càng tồi tệ hơn, thậm chí gây ra nhiều vấn đề phức tạp về răng miệng.
3.1 Sâu răng
Sâu răng là dạng bệnh lý thường gặp nhất ở răng khôn (Ảnh: Internet)
Răng khôn mọc nghiêng sẽ tạo khoảng trống khiến thức ăn thừa dễ đọng vào các kẽ hở. Ở vị trí đó việc vệ sinh răng miệng cũng khá khó khăn, nên sâu răng phát triển nhanh chóng. Khi răng bị sâu có thể làm hỏng răng quai hàm và lan rộng ra các răng kế cận.
3.2 Nhiễm khuẩn
Bệnh nhân sẽ bị sưng đau và nhiễm trùng. Răng khôn bị nướu trùm lên hoặc mọc ngầm trong xương hàm tạo ra các khoảng trống. Chúng khiến cho thức ăn và vi khuẩn đi vào túi nướu gây viêm.
3.3 Tình trạng u nang
Tình trạng u nang xương hàm do răng khôn (Ảnh: Internet)
Nếu không được xử lý kịp thời răng khôn mọc ngang hay mọc lệch sẽ gây ra u nang xương hàm. Gây hỏng xương hàm, răng và cả dây thần kinh. Nếu quá nặng bác sĩ sẽ loại bỏ mô và xương, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng.
3.4 Rối loạn phản xạ
Do răng khôn mọc ở nơi có nhiều dây thần kinh, khi răng khôn mọc lệch sẽ làm giảm cảm giác ở vùng môi, da, niêm mạc,…
Nếu bạn đang gặp các triệu chứng của răng khôn mọc ngang, mọc lệch, hãy đi khám và điều trị ngay. Khi được xử lý sớm, bạn sẽ hạn chế được tối đa biến chứng do răng khôn gây ra. Tuyệt đối không nên để tình trạng kéo dài quá lâu sẽ có thể dẫn đến các tai biến nguy hiểm khó điều trị dứt.
Đọc thêm: Những sự thật thú vị về răng khôn