Một người trưởng thành bình thường sẽ có tất cả 32 chiếc răng. Trong đó 4 răng khôn sẽ là những chiếc răng mọc sau cùng. Vậy răng khôn mọc ở đâu? Tại sao răng khôn lại gây ra đau đớn trong quá trình mọc? Chúng ta có nên loại bỏ răng khôn hay không? Hãy cùng Nha Khoa Miền Trung giải đáp những thắc mắc liên quan tới câu hỏi: Răng khôn mọc ở đâu? trong bài viết kỳ này nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Răng khôn là gì?
Răng khôn là gì? Răng khôn hay bạn còn có thể nghe qua với tên gọi răng số 8. Răng khôn thuộc nhóm răng hàm lớn cùng với răng số 6 và số 7. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, răng khôn là một đặc điểm còn sót lại trong quá trình tiến hóa của con người. Tổ tiên của chúng ta từ hàng ngàn năm trước, khi người cổ đại vẫn còn ăn thức ăn sống.
Răng khôn là gì? Tại sao răng khôn lại “vô dụng”?
Răng khôn đóng vai trò như một răng hàm lớn, giúp nghiền nhỏ thức ăn trước khi tiêu hóa. Sau này, khi người cổ đại tìm ra lửa, con người dân quen với việc ăn chín. Khi đó, phần hàm không cần quá to và khỏe để nghiền nát thức ăn. Trải qua hàng ngàn năm, chúng dần thu nhỏ lại. Vì vậy, răng khôn không còn có nhiều tác dụng. Đồng thời phần hàm cũng không còn đủ chỗ cho răng khôn mọc và phát triển.
Vậy răng khôn mọc ở đâu và khi nào? Cùng Nha Khoa Miền Trung tiếp tục khám phá chủ đề này nhé!
1.1 Răng khôn mọc khi nào?
Răng khôn mọc khi nào? Răng khôn là loại răng mọc cuối cùng, sau khi các răng cửa và răng hàm đã phải triển đầy đủ. Tùy theo cơ địa của từng người, với một số người răng khôn sẽ bắt đầu mọc ở độ tuổi 15, 16. Một số khác lại có độ tuổi mọc răng khôn từ 18 tuổi trở lên. Vì vậy, độ tuổi mọc răng khôn thường thấy sẽ là từ 16 – 18.
Ở độ tuổi nào chúng ta sẽ mọc răng khôn? (Ảnh: Internet)
1.2 Răng khôn mọc ở đâu?
Mỗi người bình thường chúng ta sẽ có 4 răng khôn. 4 răng khôn này sẽ mọc lần lượt ở những vị trí cuối cùng của khung hàm nằm bên cạnh răng hàm lớn số 7. Răng khôn thường mọc khi phần răng và hàm đã phát triển ổn định. Do đó, răng khôn thường không có đủ chỗ để phát triển. Điều này dẫn tới khi mọc, răng khôn mọc lệch hoặc đâm ngang gây ra những tổn thương không đáng có cho các răng bên cạnh và xương hàm.
1.3 Các dạng mọc của răng khôn
Trong phần phí trên chúng ta đã giải đáp được câu hỏi răng khôn mọc ở đâu? Thiếu diện tích chính là nguyên nhân chính khiến răng khôn không thể mọc một cách bình thường. Các kiểu mọc của răng khôn cũng rất khác nhau. Dưới đây là 3 dạng chính của răng khôn khi mọc:
Răng khôn sẽ có những dạng mọc nào? (Ảnh: Internet)
- Răng số 8 không mọc: Trong trường hợp bạn đã quá tuổi trưởng thành nhưng không thấy răng khôn mọc. Với tình trạng này, rất có thể răng khôn của bạn bị kẹt và chúng sẽ tiếp tục nằm phía dưới xương hàm.
- Răng khôn mọc thẳng: Trong các dạng răng khôn mọc, có lẽ răng khôn mọc thẳng là tín hiệu đáng mừng nhất. Răng khôn mọc thẳng sẽ không xâm lấn và gây ảnh hưởng tới các răng bên cạnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn mọc răng, tình trạng đau nhức lợi. Thậm chí sốt nhẹ và nổi hạch là những triệu chứng bạn vẫn có thể phải trải qua trong quá trình mọc răng.
- Răng khôn mọc lệch: Đây là trường hợp khá phổ biến và trong trường hợp này chúng ta sẽ cần loại bỏ răng khôn để tránh gây hưởng tới các răng bên cạnh. Răng khôn mọc lệch có thể mọc xiên hoặc đâm ngang. Với dạng mọc này, răng khôn sẽ gây ra những cơn đau dữ dội, phần nướu sẽ bị sưng và tấy đỏ. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy tới ngay nha sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Răng khôn mọc ở đâu? Những sự thật thú vị về răng khôn
Dưới đây là những sự thật thú vị về răng khôn có thể bạn chưa biết. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
2.1 Răng khôn “vô dụng”?
Răng khôn có thật sự “vô dụng” (Ảnh: Internet)
Có thể đối với người cổ đại cách đây hơn 7.000 năm, răng khôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn nhằm hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, đó là răng khôn ở thời kỳ đồ đá. Ngay này, răng khôn không những không có tác dụng nhai. Chúng còn khiến chúng ta phải đối mặt với những bệnh lý răng và hàm. Đây đều là những biến chứng đáng lo ngại của răng khôn với sức khỏe răng miệng. Vì vậy, răng khôn chắc chắn là một trong những bộ phận vô dụng nhất của cơ thể.
2.2 Không phải ai cũng mọc răng khôn
Theo thống kê, có 35% dân số trên thế giới không phải đối mặt với tình trạng mọc răng khôn. Đây quả là những người rất may mắn phải không nào? Theo các nhà khoa học tới từ Alan Mann – Đại học Princeton tại Mỹ đã công bố nghiên cứu: Tộc người Inuit đang sinh sống ở Greenland, Alaska và Canada. Những người thuộc tộc này có tới 45% dân số không có răng khôn. Thao các nhà nghiên cứu, con người vẫn đang tiếp tục tiến hóa. Do đó, những bộ phận thừa và không có chức năng sẽ dần bị loại bỏ trong tương lai và răng khôn cũng không nằm ngoài ngoại lệ này.
2.3 Số chân răng khôn khác nhau
Một sự thật khác, Nha Khoa Miền Trung muốn bất bí với bạn trong chủ đề: “Răng khôn mọc ở đâu?” chính là số lượng chân của răng khôn. Chắc chắn chúng ta đều lầm tưởng răng khôn có cấu tạo giống nhau. Tuy nhiên, răng khôn hàm trên và răng khôn hàm dưới không hề như nhau. Răng khôn phía hàm trên sẽ có 3 chân. Trong khi đó răng khôn hàm dưới chỉ có 2 chân. Vì vậy, khi thực hiện nhổ răng khôn bạn nên lưu ý kiểm tra lại số lượng mảnh răng cắt được lấy ra. Điều này giúp bạn tránh được rủi ro lấy thiếu chân răng ở một số địa chỉ nha khoa thiếu chuyên nghiệp.
2.4 Răng khôn mọc trong bao lâu
Chúng ta thường biết răng khôn sẽ mọc trong giai đoạn từ 16-18 tuổi. Nhưng thực chất đây là lúc bạn nhìn thấy răng khôn nhú lên khỏi lợi. Từ năm 10 tuổi, răng khôn đã bắt đầu hình thành trong góc xương hàm. Sau đó chúng sẽ tiếp tục mọc dần lên. Mỗi người lại có thời gian mọc răng khôn khác nhau. Có người chỉ mất vài tháng nhưng có người thời gian mọc răng khôn sẽ kéo dài hàng năm.
3. Tại sao nên loại bỏ răng khôn?
Răng khôn mọc ở đâu? Tại sao nên loại bỏ răng khôn? Lý do chính vì răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng trong khung hàm. Hơn nữa răng khôn không có chức năm nhai. Đồng thời việc vệ sinh răng khô rất khó khăn. Trong một số trường hợp lợi trùm răng khôn, mọc lệch sẽ gây ảnh hưởng tới những răng bên cạnh. Dưới đây là một số vấn đề có thể xảy đến với bạn khi răng khôn mọc
3.1 Biến chứng khó lường từ răng khôn
Nhiễm khuẩn răng và lợi: Đây có lẽ là biến chứng phổ biến thường gặp nhất ở răng khôn. Mọc răng khôn khiến nướu bị sưng. Điều này tạo điều kiện cho thức ăn giắt vào phần lợi. Phần thức ăn thừa tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm lợi và viêm thân răng.
Những biến chứng có thể gây ra bởi răng khôn (Ảnh: Internet)
- U nang xương hàm: Một bệnh lý nữa có thể gây ra bởi răng khôn mọc lệch chính là u nang xương hàm. Phàn u nang có thể chèn ép gây hoại tử xương hàm, các dây thần kinh và phần răng. Vì vậy. nếu bạn quan sát có những trường hợp bất thường ở phần xương hàm, bạn nên tới các chuyên khoa răng hàm mặt để được kiểm tra sớm nhất.
- Sâu răng: Răng khôn mọc lệch gây sưng nướu và tổ thương cho những răng kế bên. Từ đó, răng không vô tình tạo nên môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Khi răng sâu trở nên trầm trọng, chúng có thể gây phá hủy các răng bên cạnh. Đồng thời, gây phá hủy cấu trúc quai hàm trong trường hợp xấu nhất.
- Bệnh về nướu: Các bệnh về nướu như viêm, sưng. Đây là những bệnh thường gặp nhất do răng khôn gây ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do vi khuẩn phát triển trên những phần thức ăn thừa tích tụ trong khoang nướu. Từ đó, những vi khuẩn này gây viêm nướu răng.
Răng khôn mọc lệch không phải trường hợp quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan trong trường hợp này. Vì vậy, nếu bạn đang gặp vấn đề với răng khôn, bạn nên tới ngay những địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời. Bạn nên tuyệt đối tránh tình trạng tự xử lý theo những phương pháp truyền miệng thiếu căn cứ. Điều này, có thể dẫn tới những biến chứng gây nguy hiểm.
Răng khôn mọc ngầm không phải dạng bệnh lý về răng quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, những rủi ro có thể gặp phải do răng khôn là điều khó có thể tránh. Nha Khoa Miền Trung hy vọng với những thông tin trong bài viết kỳ này, bạn đã có thể tự giải đáp cho mình câu hỏi: Răng khôn mọc ở đâu? Lý do vì sao chúng ta nên loại bỏ răng khôn? Đừng bỏ lỡ những kiến thức nha khoa thật hữu ích trong các bài viết kỳ sau nhé!
Đọc thêm: Răng khôn là răng số mấy? Không nhổ răng khôn được không?