Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất thông dụng, theo khảo sát có đến 90% dân số thế giới bị sâu răng, gồm có cả trẻ thơ và người trưởng thành. Răng bị sâu có khả năng là răng hàm cũng nhiều khả năng là các chiếc răng cửa, nếu răng cửa bị sâu thì sẽ thuận lợi phát hiện hơn vì nó làm đổi màu răng, gây mất thẩm mỹ lúc trò chuyện đời thường. Ngoài ra, hiện tượng sâu răng nặng còn kéo nhiều mối nguy hiểm khác cho sức lực răng miệng, kể cả nhiều khả năng gây mất răng.
Mục Lục Bài Viết
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng cửa
Sâu răng là hiện tượng răng bị tổn thương mô cứng của răng, ban đầu sẽ làm mòn lớp men răng ngoài cùng, sau đó sẽ tiến hành nặng hơn vào ngà răng, tủy răng gây viêm tủy, hoại tử tủy. Quá trình này diễn ra khi răng bị mất khoáng do vi khuẩn ở mảng bám, mảnh vụn thức ăn gây ra.
Những nguyên nhân khiến răng cửa bị sâu chủ yếu ra do lối sống của mỗi người, những thực phẩm bạn ăn hàng ngày hay việc chăm sóc răng miệng chưa đúng cách. Cụ thể là:
- Không đánh răng thường xuyên hoặc đánh răng sai cách khiến mảng vụn thức ăn vẫn bám ở kẽ răng, chân răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Cao răng hình thành trong một thời gian nếu không được làm sạch sẽ gây hại cho răng nướu, không chỉ khiến răng cửa bị sâu mà còn gây viêm nướu, viêm nha chu,…
- Không uống đủ nước mỗi ngày khiến khoang miệng bị khô, giảm tiết nước bọt sẽ gây sâu răng vì nước bọt có vai trò quan trọng trong việc rửa sạch mảng bám, trung hòa axit trong khoang miệng.
- Thói quen ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột hoặc ăn vặt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý sâu răng ở cả răng cửa và răng hàm.
2. Hậu quả của bệnh lý sâu răng cửa
Về cơ bản, sâu răng là một bệnh lý không quá nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời khi răng chưa bị tổn thương quá nhiều. Nhưng nếu sâu răng nghiêm trọng ăn vào ngà răng, tủy răng thì sẽ gây ra những hậu quả nặng nề, không chỉ gây mất thẩm mỹ là còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh.
2.1 Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Răng cửa thuộc nhóm răng trước rất dễ lộ ra khi nói cười hay giao tiếp hàng ngày, do đó khi răng cửa bị sâu đen với nhiều lỗ sâu trên bề mặt răng sẽ khiến khuôn mặt mất thẩm mỹ. Khi đó, người bệnh ít nhiều sẽ cảm thấy ngại ngùng, tự ti khi nói chuyện với người đối diện.
2.2 Suy giảm chức năng ăn nhai
Răng cửa hay bất kỳ chiếc răng nào bị sâu đều sẽ khiến hoạt động ăn nhai gặp khó khăn. Khi đó răng sẽ yếu và khó cắn xé thức ăn, răng ê buốt và đau nhức sẽ làm bạn chán ăn. Việc ăn nhai không kỹ trong thời gian dài còn dẫn đến các bệnh lý về đường ruột và dạ dày.
2.3 Tàn phá men răng khiến răng suy yếu
Răng cửa bị sâu ở nhiều mức độ khác nhau, sâu răng nặng sẽ ăn mòn gần như toàn bộ thân răng khiến răng yếu dần đi. Nghiêm trọng hơn nữa là vi khuẩn viêm nhiễm ở răng sâu lan rộng xuống các mô nướu, xương ổ răng và các tổ chức năng đỡ răng dẫn đến hiện tượng răng lung lay và gãy rụng.
2.4 Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng
Các bệnh lý răng miệng nguy hiểm rất dễ xảy ra do sâu răng kéo dài bao gồm áp xe răng, viêm chóp răng, viêm xương hàm, mất răng hàng loạt. Lúc này việc điều trị sẽ rất phức tạp và khó phục hồi sức khỏe như ban đầu.
2.5 Sâu răng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể
Bệnh lý sâu răng có thể là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các bệnh lý cơ thể liên quan đường hô hấp và hệ tiêu hóa. Đối với các trường hợp sâu răng gây viêm nhiễm lặp đi lặp lại có nguy cơ gây nhiễm trùng huyết, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường,…
3. Phương pháp chữa trị sâu răng cửa không phải nhổ răng
Răng cửa bị sâu rất dễ nhận biết bằng mắt thường thông qua những lỗ sâu mất thẩm mỹ trên bề mặt của răng. Ngay ở những giai đoạn đầu tiên của bệnh lý thì bạn nên can thiệp kịp thời biện pháp nha khoa để đảm bảo thẩm mỹ cho các răng cửa và quan trọng hơn cả là bảo vệ sức khỏe răng miệng và toàn thân.
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh lý sâu răng mà bác sĩ sẽ chỉ định một trong những phương pháp điều trị dưới đây:
3.1 Trám răng thẩm mỹ
Đối với răng cửa bị sâu thì trước tiên cần nạo sạch vết sâu hay các mố tủy đã bị viêm nhiễm, hoại tử để ngăn ngừa nguy cơ lây lan sang các mô răng khỏe mạnh. Sau khi đã loại bỏ triệt để mầm mống gây bệnh thì bác sĩ sẽ tiến hành trám răng cửa bằng Composite, khi đó răng cửa bị sâu sẽ được tái tạo lại hình dáng như ban đầu với màu sắc tương tự răng thật.
Trường hợp hàn trám cho răng cửa thường khá khó khăn và độ bền không cao. Bởi vì răng cửa có hình thể mảnh, rìa răng mỏng và nếu phần mô răng còn lại ít thì miếng trám trên răng khó bám dính và dễ bong tróc khi ăn nhai. Do đó, đối với các trường hợp răng cửa bị sâu quá nhiều thì không được khuyến khích thực hiện trám răng thẩm mỹ.
3.2 Bọc răng sứ cho răng cửa bị sâu
Bọc răng sứ cho răng bị sâu yêu cầu chiếc răng đó phải còn phần lớn chân răng khỏe mạnh để làm trụ nâng đỡ mão răng. Mão răng sứ đạt tính thẩm mỹ cao, độ bền chắc lâu dài có thể sử dụng được tới 20 năm và chịu được lực ăn nhai tốt.
Hiện nay có nhiều loại răng sứ khác nhau là răng sứ kim loại và răng toàn sứ, khi bọc răng sứ cho chiếc răng “mặt tiền” là răng cửa thì bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng răng toàn sứ. Khác với răng sứ kim loại thì răng toàn sứ không bị ánh đen khi có ánh sáng chiếu vào, sử dụng lâu ngày cũng không bị đen viền nướu do kim loại phản ứng với môi trường khoang miệng. Hơn nữa, dù xét về hiệu quả phục hình hay độ bền thì răng toàn sứ đều được đánh giá cao hơn rất nhiều.
3.3 Nhổ răng sâu – trồng răng giả
Trường hợp răng cửa bị sâu quá nặng và không thể thực hiện các biện pháp phục hình khác là trám răng hay bọc sứ thì buộc phải tiến hành nhổ răng sâu. Việc này nhằm đảm bảo sâu răng không gây tổn thương đến các tổ chức nha chu quanh răng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Sau nhổ răng thì bạn nên trồng răng giả, tốt nhất là nên trồng răng Implant vì đây là phương pháp phục hình duy nhất ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm. Và đồng thời đảm bảo được các yếu tố thẩm mỹ, chức năng ăn nhai như một chiếc răng thật.
Như vậy, răng cửa bị sâu cũng một mối nguy hiểm đáng lo ngại, ngay khi nhận thấy răng bị sâu thì tốt nhất là bạn nên đến thăm khám nha khoa để bác sĩ có phương án điều trị kịp thời.