Trẻ em 2 tuổi bị Hôi miệng phải làm sao?

Hôi miệng là một thuật ngữ dùng để mô tả mùi khó chịu đáng chú ý khi thở ra. Trẻ em 2 tuổi bị hôi miệng sẽ phát ra hơi thở có mùi hôi khó chịu khi nói cười hoặc thậm chí là khi thở bằng miệng. Đây là một triệu chứng khá thường gặp, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày của trẻ.

1. Tại sao trẻ em bị hôi miệng?

Là do có sự giải phóng các loại hợp chất sulphur trong khoang miệng, đây là các chất dễ bay hơi và có mùi khó chịu. Các hợp chất này sinh ra có thể do các vi khuẩn kỵ khí, Gram âm trú ngụ ở những vị trí ứ đọng trong khoang miệng như túi nha chu, lưỡi, kẽ răng hay sang thương sâu răng. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng.

trẻ nhỏ 2 tuổi bị hôi miệng

Vi khuẩn trú ngụ trong miệng trẻ nhỏ 2 tuổi là nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến

Có 3 dạng hôi miệng là: hôi miệng tạm thời; hôi miệng do các vấn đề trong khoang miệng và hôi miệng do các vấn đề ngoài khoang miệng

1.1 Hôi miệng tạm thời ở trẻ nhỏ

Khi trẻ sử dụng một số thực phẩm, đồ uống và bị hôi miệng, sau một thời gian vệ sinh sạch sẽ thì sẽ hết. Là do các loại thực phẩm đồ uống trẻ sử dụng có ảnh hưởng đến quá trình phân hủy tạo sulphur trong miệng, khiến hơi thở của trẻ có mùi. Ở trẻ em các loại thực phẩm thực giàu protein, giàu đường,… khi thủy phân trong khoang miệng sẽ giải phóng ra các loại amino axit có chứa nhiều hợp chất sulphur.

Hành, tỏi cũng là loại thực phẩm gây hôi miệng có chứa hàm lượng sulphur rất cao, chúng được hấp thu vào máu, giải phóng ở phổi và ra bên ngoài qua hơi thở.

1.2 Hôi miệng do các vấn đề trong khoang miệng

Ở bé 18 tháng bị hôi miệng, nguyên nhân chính là do thức ăn thừa còn bám trong miệng gây ra, còn với bé 2 tuổi bị hôi miệng thì vấn đề vệ sinh răng miệng lại là nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu. Ngoài ra còn do các bệnh lý hay những vấn đề bất ổn trong miệng.

– Không vệ sinh răng miệng: Ngay từ khi chưa mọc chiếc răng sữa đầu tiên, cha mẹ đã cần chăm sóc răng miệng cho trẻ. Các quan niệm sai lầm rằng “chưa có răng, chưa cần phải đánh răng” khiến vi khuẩn khoang miệng tích tụ dần gây bệnh hôi miệng và hiện tượng sâu răng sau này. Khi trẻ lớn lên một chút, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến thức ăn đọng lại trong kẽ răng, lâu ngày thối rữa gây mùi hôi khó chịu.

– Bé bị khô miệng: Thói quen ít uống nước là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ hôi miệng. Khi khoang miệng không được cung cấp đủ nước bọt cần thiết, vi khuẩn và tế bào chết sẽ bám chắc vào bề mặt răng và thành lợi gây mùi hôi miệng ở trẻ.

– Bệnh về nha chu, nướu: các bệnh gây ra hôi miệng như viêm nha chu, viêm nướu, viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính, viêm quanh thân răng, áp xe,…

– Các vết lở loét ác tính tại chỗ

– Nấm Candida vùng miệng

– Viêm tủy xương, viêm ổ răng khô, hoại tử xương cũng có thể gây hôi miệng

1.3 Bệnh hôi miệng kéo dài do những nguyên nhân từ bên ngoài khoang miệng

– Sử dụng một số thuốc như amphetamine, chloral hydrate, disulfiram, dimethyl sulphoxide, nitrate và nitrite.

– Bệnh lý toàn thân: rối loạn hô hấp, các nhiễm trùng mũi họng như viêm xoang, viêm amidan,…

– Bệnh dạ dày – ruột: bệnh trào ngược dạ dày – thực quản chính là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hôi miệng.

– Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày cũng gây hôi miệng kéo dài

2. Cách trị hôi miệng ở trẻ 2 tuổi đơn giản và hiệu quả

Khi phát hiện trẻ bị hôi miệng, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám tìm ra nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Đa số trẻ bị hôi miệng là do không vệ sinh răng miệng kỹ hoặc có các bệnh lý trong khoang miệng. Do đó:

– Nếu xuất hiện các viêm nhiễm như sâu răng, mảng bám, vôi răng hoặc bị viêm quanh răng thì bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp nha khoa cho trẻ.
– Nếu như nguyên nhân không phải tại miệng hoặc đã can thiệp nha khoa mà vẫn còn bị hôi miệng thì cần cho trẻ khám thêm các chuyên khoa khác như tai – mũi – họng, tiêu hóa, tiết niệu,… để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó có cách điều trị phù hợp.

– Với tình trạng hôi miệng tạm thời do thức ăn đồ uống gây mùi, vệ sinh răng miệng là cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị hôi miệng

Dưới đây là một số lưu ý mà mỗi cha mẹ cần “nắm trong lòng bàn tay” để đẩy lùi mùi hôi miệng cho trẻ

  • Uống nhiều nước để sản sinh nước bọt chống khô miệng.
  • Rơ lưỡi khoảng 1 lần/ngày đối với trẻ còn đang bú sữa mẹ.
  • Tập cho trẻ thói quen đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Dạy trẻ cách sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn trong kẽ răng.
  • Giữ phòng ốc, đồ dùng luôn sạch sẽ.
  • Rửa tay bằng xà phòng cho bé thường xuyên.
  • Khám nha khoa định kỳ mỗi 4 – 6 tháng.

2.1 Chữa hôi miệng cho bé 2 tuổi tại nhà

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số cách chữa hôi miệng ở trẻ em vô cùng đơn giản, tiết kiệm được dân gian truyền lại như:

Súc miệng bằng nước chanh – cách chữa hôi miệng ở trẻ em hiệu quả

Hòa 1/4 quả chanh vào một cốc nước khoảng 200 ml, sau đó để trẻ súc miệng. Nhớ dặn trẻ “khò” cả cổ họng vì đây cũng là nơi tập trung khá nhiều vi khuẩn.

 

Chanh là loại thực phẩm lành tính, có mùi thơm dễ chịu nhưng tác dụng vô cùng lớn giúp diệt mảng bám, vi khuẩn gây bệnh, trả lại hơi thở thơm mát cho trẻ.

Điều trị bệnh hôi miệng ở trẻ em bằng mật ong

Mật ong là nguyên liệu rất dễ kiếm và có vị ngọt chắc chắn trẻ sẽ khiến trẻ yêu thích. Bạn chỉ cần cho khoảng 1 thìa ăn cơm mật ong vào cốc nước ấm, tiếp tục để trẻ súc miệng vào mỗi sáng thức dậy.

 

Mật ong cũng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Chỉ sau khoảng 2 tuần thực hiện, bạn sẽ thấy bệnh hôi miệng của trẻ cải thiện rõ rệt.

Lưu ý: Bạn hoàn toàn có thể kết hợp chanh và mật ong cùng lúc để tăng thêm hiệu quả. Sau khi súc miệng, vẫn nên để trẻ đánh răng bình thường.

Sữa chua cũng là cách trị hôi miệng ở trẻ em nên áp dụng

Có thể cha mẹ chưa biết, trong sữa chua có chứa hàng ngàn lợi khuẩn. Cho bé ăn sữa chua mỗi ngày không chỉ giúp tăng sức đề kháng mà còn giúp bé bảo vệ sức khỏe răng miệng trong việc ngăn ngừa sâu răng, đẩy lùi mùi hôi miệng khó chịu một cách hiệu quả. Đặc biệt với cách trị hôi miệng ở trẻ em bằng sữa chua này thực hiện vô cùng dễ dàng, khiến trẻ thích thú.

2.2 Trị hôi miệng ở trẻ em tại phòng khám nha khoa

Tại đây, các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của bé để có phương án chữa trị tốt nhất

  • Nếu trẻ hôi miệng do cao răng, các bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng, sau đó loại bỏ mảng bám bằng thiết bị nha khoa chuyên dụng. Các công nghệ lấy cao răng ngày nay rất hiện đại, có thể đi vào từng ngóc ngách răng, không gây đau đớn, chảy máu và tuyệt đối an toàn cho trẻ nhỏ.
  • Nếu trẻ hôi miệng do sâu răng, bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám răng để phá bỏ “tổ vi khuẩn” và bảo vệ răng gốc của bé.
  • Ngoài ra, bác sĩ sẽ dặn dò bạn cách ăn uống, vệ sinh răng miệng để giữ kết quả điều trị lâu nhất.
  • Trong trường hợp trẻ em bị hôi miệng do bệnh lý khác, các bác sĩ nha khoa sẽ kết hợp cùng bác sĩ chuyên khoa để cùng điều trị.

Hôi miệng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của trẻ và những người xung quanh. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy, hãy áp dụng ngay những cách trị hôi miệng ở trẻ em trên để khắc phục và ngăn ngừa hôi miệng cho bé nhà bạn ngay hôm nay

Đánh giá bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Nha Khoa Miền Trung
Xin chào! Chúng tôi là đội ngũ của Nha Khoa Miền Trung. Chúng tôi lập nên trang web này nhằm giúp quý độc giả có thể trang bị thêm kiến thức về nha khoa, đánh giá các Nha Khoa nhằm giúp bạn đọc có thể tìm cho mình một trung tâm Nha Khoa uy tín và chất lượng nhất. Đội ngũ làm vì mục đích phi lợi nhuận và quý bạn đọc cảm thấy bài viết hữu ích có thể ủng hộ bằng cách Click vào quảng cáo nếu bạn thực sự thích nó! Xin cảm ơn.

Liên Hệ

trồng răng implant tại đà nẵng

Review Nha Khoa

dana-dental-nha-khoa-da-nang

Nha Khoa Dana Dental và những thông tin bạn cần biết?

Nha khoa Dana Dental là cơ sở nổi tiếng được sáng lập bởi bác sĩ Phạm Minh Tuấn giỏi chuyên môn cùng với hệ thống trang thiết bị được đầu tư hiện đại. Vậy liệu phòng khám có tốt như những lời quảng cáo và bảng giá chi tiết các

Nha khoa sử dụng răng kém chất lượng và bị hở ở chân răng

Bọc răng sứ thẩm mỹ tại Nha khoa Dana có tốt không?

Thời gian gần đây nhu cầu làm răng sứ thẩm mỹ ngày càng tăng. Đã có rất nhiều khách hàng chịu chi, bỏ ra một khoản tiền lớn với mục đích kiến tạo nụ cười thêm hoàn hảo. Lợi dụng sự tin tưởng của khách hàng nhiều cơ sở nha

bọc răng sứ uy tín quảng nam

Top 6 Nha khoa Bọc răng sứ tốt và uy tín tại Quảng Nam

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng giúp mang đến cho răng một dáng vẻ mới, đều đặn và trắng sáng tự nhiên như răng thật. Để chọn địa chỉ làm răng sứ ở đâu tốt tại Quảng Nam, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới

tẩy trắng răng tại quảng nam

Top 5 Nha khoa tẩy trắng răng tại Quảng Nam uy tín và chất lượng

Có khá nhiều nha khoa có dịch vụ tẩy trắng răng ở tỉnh Quảng Nam nhưng để lựa chọn được một địa chỉ chất lượng và giá thành hợp lý thật sự không dễ dàng. Nếu đang băn khoăn về vấn đề này, quý bạn đọc có thể tham khảo

nha khoa uy tín

Top 3 Nha khoa uy tín tại huyện Phong Điền – Thừa Thiên Huế

Sức khỏe răng miệng là vấn đề muôn thuở và cực kỳ quan trọng với mọi người hiện nay. Theo như nghiên cứu, tại Việt Nam có đến hơn 80% dân số mắc phải các vấn đề về răng miệng từ nhẹ đến nặng. Một trong những lý do chủ

trồng răng implant tại quảng nam

Top 6 Nha khoa trồng răng Implant chất lượng tại Quảng Nam

Trồng răng implant là một phương pháp trồng răng cấy ghép cấu tạo bằng titanium có hình dạng (vít) ốc. Nó được dùng cấy trực tiếp vào xương hàm của người bị mất răng để thay thế chân răng đã bị mất trước đó. Và nó sẽ có vai trò