Hiện nay, việc trồng răng sứ đang rất được mọi người ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao và mang lại hiệu quả lâu dài. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về quy trình trồng răng sứ chuẩn Y khoa là như thế nào và những lưu ý để có một hàm răng khỏe đẹp? Cùng đón xem bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Tìm hiểu về các bước trồng răng sứ
Bạn nên đến thăm khám trực tiếp để các bác sĩ có thể tư vấn liệu trình trồng răng sứ cụ thể cho bạn. Bởi mỗi phòng khám sẽ có những bước trồng răng khác nhau, tùy thuộc vào tay nghề của bác sĩ, kỹ thuật, công nghệ trồng răng, hệ thống máy móc và những thiết bị hỗ trợ kèm theo,…
Tuy nhiên, một quy trình trồng răng sứ cơ bản sẽ diễn ra theo các bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra răng miệng
Đây là bước đầu tiên nhưng quan trọng không kém trong quy trình trồng răng sứ. Việc kiểm tra răng miệng hiện tại của người bệnh sẽ giúp bác sĩ có thể tư vấn chính xác quy trình điều trị. Không chỉ thăm khám bên ngoài, nha sĩ còn tiến hành chụp phim để thấy được chiều dài chân răng, mô nha chu và các tình trạng nhiễm trùng hiện có.
Nếu có hiện tượng viêm nhiễm tuỷ răng nha sĩ sẽ tiến hành chữa tủy răng trước. Với những người có nhiều cao răng hay còn gọi là vôi răng, bác sĩ cũng sẽ lấy cao răng cho bạn để đảm bảo quá trình trồng răng sứ được đảm bảo hiệu quả nhất.
Bước 2: Lên phác đồ điều trị
Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho bạn về loại răng sứ thích hợp để tiến hành trồng răng. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 loại răng sau:
- Răng sứ toàn sứ: Về ưu điểm loại răng này giống răng thật nhất, vật liệu sứ cũng không gây dị ứng cho người dùng. Ngoài ra bạn có thể thoải mái ăn uống bởi loại răng sứ này có độ bền rất tốt. Nhược điểm duy nhất đó là chi phí để trồng loại răng này khá là cao, không phải ai cũng có khả năng để chi trả.
- Răng sứ kim loại thường: Kim loại được sử dụng phía trong răng thường là hợp kim Crom với Coban hoặc Niken. Ưu điểm khi trồng răng sứ loại này đó là chi phí thấp. Thế nhưng điểm hạn chế của nó là không sử dụng được cho những người bị dị ứng kim loại. Ngoài ra, ở viền nướu răng có thể bị đen và răng cũng sẽ bị xỉn màu sau vài năm sử dụng.
- Răng sứ kim loại quý: Các kim loại quý được sử dụng trong quy trình trồng răng sứ bao gồm vàng, platinum, palladium,… Mặc dù vậy không phải phòng khám nha khoa nào cũng có những loại răng sứ cao cấp này. Do đó bạn cần nhờ bác sĩ tư vấn kỹ. Độ bền của loại răng sứ này là rất cao, chống viêm răng lợi và màu sắc tương đối giống răng thật. Nhưng cũng có một trường hợp người dùng bị dị ứng với loại răng sứ này cho dù là rất hiếm gặp.
- Răng sứ Titan: Răng sứ Titan là loại răng sứ gần như không gây dị ứng cho người dùng. So với răng sứ kim loại thường, thời gian sử dụng và độ bền của loại răng sứ này sẽ tốt hơn. Tuy nhiên cũng vì thế mà chi phí sẽ rất đắt quy trình trồng răng sứ Titan cũng sẽ cần sự chuẩn xác hơn.
Sau khi chọn được loại răng, nha sĩ sẽ lấy dấu mẫu hàm răng để chế tác răng.
Bước 3: Lấy dấu mẫu hàm răng
Dựa trên dấu hàm răng, bác sĩ chuyên khoa sẽ làm răng tạm thời trong lúc bạn chờ đợi răng sứ được hoàn thiện.
Bước 4: Mài cùi răng
Đây là bước quan trọng trong quy trình trồng răng sứ. Theo đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ tính toán chuẩn xác xem cần mài răng bên cạnh bao nhiêu, tránh làm ảnh hưởng đến tuỷ răng.
Nếu bạn đã từng chữa tủy trước khi mài thì bạn sẽ không cảm nhận được bất kì cảm giác nào vì tuỷ răng đã không còn nữa. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng chữa tuỷ răng là một thủ thuật rất khó đòi hỏi yêu cầu cao nên bạn cần cân nhắc tới các trung tâm nha khoa uy tín để điều trị tránh các biến chứng về sau này.
Hình ảnh mô tả mài cùi răng là như thế nào?
Bước 5: Gắn răng tạm
Răng sứ sẽ cần một khoảng thời gian là 2 ngày để Labo chế tác. Trong khi đó bạn cần được gắn răng tạm để không làm gián đoạn đến các hoạt động ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Bước 6: Thử sườn và đắp sứ
Việc thử sườn nhằm đảm bảo răng mới sẽ khít với răng thật. Nếu không sau này bạn sẽ dễ mắc phải các bệnh nha chu như sâu răng do thức ăn đọng vào kẽ hở, đen viền lợi. Sau đó các bác sĩ sẽ thử sứ thô trên răng thật để xem sự hài hòa về hình dáng và màu sắc của răng với khuôn mặt bạn, đồng thời điều chỉnh khớp cắn. Bên cạnh đó cần kiểm tra các tiếp xúc ở xung quanh răng và nướu.
Bước 7: Thử răng và gắn răng sứ
Ở bước này, các bác sĩ gắn răng sứ cho bạn và đánh bóng bề mặt răng. Đồng thời kiểm tra lại xem răng mới đã thực sự phù hợp với chân răng cũ và khuôn mặt của bạn hay chưa.
Bước 8: Kiểm tra lại khớp cắn lần cuối
Lúc này nha sĩ sẽ kiểm tra cường độ lực, thời gian răng chịu lực cũng như độ cân bằng chịu lực giữa các răng.
Bước 9: Hẹn ngày tái khám
Đây là bước quan trọng cuối cùng trong quy trình trồng răng sứ. Theo đó, bạn sẽ cần quay lại gặp nha sĩ khoảng 6 tháng 1 lần để được kiểm tra lại chất lượng của răng. Nếu có vấn đề, nha sĩ sẽ có hướng xử lý kịp thời cho bạn.
2. Lưu ý chăm sóc sức khỏe răng miệng sau khi trồng răng sứ
Để có được hàm răng như ý và kéo dài tuổi thọ của răng, sau khi trải qua quy trình trồng răng sứ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây.
- Tránh ăn những loại đồ ăn cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.
- Lưu ý nhai đều hai bên hàm để chia lực nhai ra hai bên.
- Nên ngưng hút thuốc lá sau khi trồng răng sứ. Với những loại nước dễ bám màu như trà, cà phê, nước ngọt,… sau khi uống xong bạn cần súc miệng lại cho thật sạch.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Nên chọn những loại bàn chải chuyên biệt để có hiệu quả tốt nhất.
- Kết hợp đồng thười với nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám trên răng.
- Không nên nghiến răng để tránh răng bị bào mòn. Trường hợp bạn bị nghiến răng về đêm cần được chữa trị bằng cách mang máng chống nghiến.
- Chăm sóc răng định kỳ tại nha khoa để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng răng sứ và điều trị các bệnh lý răng miệng khác (nếu có).
Trên đây là một số thông tin về quy trình trồng răng sứ được áp dụng khá nhiều tại các bệnh viện, phòng khám nha khoa. Hy vọng bạn sẽ sớm sở hữu một hàm răng đẹp như ý và nụ cười tỏa sáng.
Nguồn tham khảo: https://tapchinhakhoa.net/trong-rang-su-vinh-vien-1486.html