Hiện nay, ngày càng nhiều người tìm đến niềng răng là phương pháp khắc phục khuyết điểm và sức khỏe răng miệng hiệu quả nhất, mang đến hàm răng mới, đều đẹp và chắc khỏe. Như vậy, Những trường hợp nào nên niềng răng? Quá trình niềng răng diễn ra như thế nào? Cần lưu ý điều gì trước và sau khi niềng răng không? Hãy cùng Nha khoa Miền Trung theo dõi bài viết dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
1. Những trường hợp nào nên đi niềng răng?
Niềng răng không chỉ để đẹp hơn mà còn cải thiện sức khỏe và phòng ngừa các biến chứng bất thường do răng xô lệch, sai khớp cắn gây ra. Nếu thấy răng bạn giống một trong những trường hợp dưới đây thì hãy nghĩ ngay đến việc đi niềng răng để sớm sở hữu hàm răng đều đẹp, nụ cười tự tin và rạng ngời.
1.1 Răng khấp khểnh, chen chúc
Đặc điểm nhận dạng là răng khấp khểnh hoặc chìa ra, thụt vào, các răng mọc chồng lên nhau gây mất thẩm mỹ. Răng chen chúc còn khiến các răng xô đẩy nhau rất mất thẩm mỹ khuôn mặt.
Khi răng mọc lộn xộn như vây sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe răng miệng. Nhất là trong quá trình ăn uống, các vụn thức ăn giắt lại trong kẽ răng, khó vệ sinh răng miệng. Lâu dần tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, hình thành các mảng bám, gây sâu răng, hôi miệng hoặc các bệnh lý răng miệng khác.
Nếu thấy bản thân đang gặp phải tình trạng này thì bạn hãy cân nhắc đến việc niềng răng.
1.2 Răng thưa, hở kẽ
Đặc điểm nhận dạng là giữa các răng có khoảng trống. Tùy từng người thì mức độ thưa cũng sẽ khác nhau.
Răng thưa không chỉ khiến việc phát âm trở nên khó khăn hơn đặc biệt là khi nói ngoại ngữ mà còn làm cho khuôn mặt thiếu thẩm mỹ, tự ti khi giao tiếp, sinh hoạt.
Khi niềng răng, một lợi thế của tình trạng răng này là tốn ít thời gian hơn các dạng sai lệch khác. Hạn chế được việc nhổ răng khi niềng và chi phí cũng ít tốn kém hơn.
Đọc thêm: Răng bị thưa nên niềng, bọc sứ hay trám răng thẩm mỹ?
1.2 Răng hô
Đặc điểm nhận dạng là răng hàm trên chìa ra, hàm dưới thụt vào gây ra cảm giác mũi gãy, trán lệch, mất thẩm mỹ. Nhiều trường hợp hô nặng thậm chí răng chìa ra khỏi môi.
Răng hô thực chất là một bệnh lý về khớp cắn, các răng không nằm đúng vị trí chịu lực tốt nhất nên mỗi khi ăn nhai răng bị hao mòn nhiều hơn hẳn so với trường hợp khớp cắn chuẩn. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn, khó làm sạch các kẽ răng từ đó có thể gây ra các bệnh lý răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Răng hô thường có xu hướng nặng dần theo thời gian. Đặc biệt khi bệnh nhân già đi hoặc gầy đi thì dấu hiệu hô vẩu sẽ càng ảnh hưởng thẩm mỹ khuôn mặt nhiều hơn.
Đọc thêm: Có nên niềng răng hô hay không?
1.3 Răng móm
Đặc điểm nhận dạng là hàm dưới chìa ra, hàm trên thụt vào. Khi nhìn nghiêng có cảm giác mặt bị gãy, thậm chí nhiều trường hợp móm nặng còn giống như mặt lưỡi cày.
Răng móm cũng làm cho việc phát âm không được rõ ràng, ảnh hưởng nhiều khi giao tiếp, làm việc hay học tập. Khi ăn nhai, thức ăn không được nghiền kĩ còn dễ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, đau dạ dày,… Đừng chủ quan mà hãy đi thăm khám. chụp phim và quyết định niềng răng ngay.
Đọc thêm: Niềng răng móm có hết không? Những câu hỏi thường gặp nhất?
1.4 Khớp cắn ngược
Đặc điểm nhận dạng là hàm trên thụt vào, hàm dưới nhô ra che phủ hàm trên gây tình trạng mặt lưỡi cày.
Khớp cắn ngược ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ, ăn nhai khó khăn, nói ngọng, phát âm kém. Đây là một bệnh lý khớp cắn gây giảm tuổi thọ răng (đặc biệt là nhóm răng cửa hàm trên). Những ai bị khớp cắn ngược mà không niềng răng sẽ có nguy cơ bị hỏng, rụng nhóm răng cửa hàm trên rất sớm.
1.5 Khớp cắn sâu
Đặc điểm nhận dạng là khi cắn chặt 2 hàm, hàm trên che phủ hàm dưới khiến cằm bạn ngắn đi đáng kể, gương mặt thiếu cân đối, hài hoà.
Tình trạng này khiến cử động hàm thiếu nhịp nhàng do tiếp xúc mặt nhai không chuẩn. Khớp nhai, khớp thái dương hàm có thể bị ảnh hưởng, nhức mỏi nhiều nếu không được khắc phục sớm.
Khắc phục khớp cắn sâu sẽ cho bạn gương mặt hài hòa, cân đối hơn rất nhiều, thậm chí còn có chiếc cằm V-line mơ ước mà không cần phải phẫu thuật thẩm mỹ.
Ngoài ra còn các dạng sai lệch khớp cắn khác như khớp cắn chéo, khớp cắn hở, đối đầu. Đây cũng là những trường hợp cần lưu ý và điều trị sớm để khớp cắn trở nên chuẩn hơn, sức khỏe răng miệng ổn định.
2. Quá trình niềng răng diễn ra như thế nào?
Tham khảo quá trình niềng răng tại nha khoa
Bước 1: Khám tổng quan, chụp phim
Khi niềng răng tại nha khoa, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám trực tiếp một lượt về các vấn đề răng miệng đang gặp phải. Sau đó, chụp phim X-quang để đánh giá trình trạng răng chi tiết và chuẩn xác nhất, tìm ra nguyên nhân khiến răng bị hô, móm, thưa, sai khớp cắn,…
Bước 2: Tư vấn, đưa ra phác đồ điều trị
Bác sĩ sẽ giải thích, phân tích chi tiết vấn đề bạn đang gặp phải là gì, nguyên nhân do đâu, hướng giải quyết như thế nào là phù hợp và hiệu quả nhất.
Bước 3: Vệ sinh răng miệng, lấy dấu hàm
Y tá tại phòng khám sẽ giúp bạn vệ sinh răng miệng như lấy cao răng, đánh bóng răng. Đảm bảo môi trường khoang miệng sạch sẽ giúp cho các bước tiếp theo diễn ra thuận lợi hơn, tránh được các nguy hại tiềm ẩn tới sức khỏe.
Hoàn thành quá trình vệ sinh răng miệng, bạn sẽ được lấy dấu hàm. Mẫu hàm cũng dùng để so sánh răng thay đổi như thế nào trước và sau niềng.
Bước 4: Tiến hành gắn mắc cài
Bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài 1 hàm trước để bạn làm quen. Hàm còn lại sẽ được gắn sau 1-2 tuần tùy vào mức độ làm quen của bạn. Trong trường hợp bạn ở xa, không tiện đi lại nhiều lần thì có thể đề nghị gắn luôn 2 hàm.
Sau khi mắc cài được gắn hoàn tất trên 2 hàm và việc ăn nhai đã ổn định hơn, bác sĩ sẽ đưa lời khuyên tiếp theo.
Bước 5: Tái khám định kỳ
sau 4-6 tuần, bạn sẽ được hẹn tái khám để bác sĩ điều chỉnh lại niềng răng nếu cần. Trong những lần hẹn tiếp theo, bạn nên đến đúng hẹn để quá trình niềng răng được đảm bảo diễn ra theo đúng kế hoạch.
Trung bình thời gian chỉnh nha 2 năm. Hãy kiên nhẫn, chăm sóc răng miệng thật tốt để ngày tháo niềng đạt hiệu quả tốt nhất.
Bước 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì
sau thời gian đủ để hàm ổn định, bạn sẽ được tháo mắc cài và đeo hàm duy trì để tránh răng bị chạy, xô lệch về vị trí cũ. Việc này rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả niềng răng của bạn sau này. Tốt nhất là nên đeo hàm duy trì bằng với thời gian đeo niềng để đạt hiệu quả tối đa.
Lưu ý, ngoài sự trợ giúp của đội ngũ chuyên môn, bạn cũng cần tạo thói quen tốt khi chăm sóc răng miệng trong thời gian niềng răng để quá trình diễn ra thuận lợi và răng luôn trong trạng thái khỏe mạnh nhất.
3. Những lưu ý trước và sau niềng răng
3.1 Trước khi niềng răng
Xác định rõ tình trạng răng miệng của bản thân
Tìm hiểu trước các phương pháp niềng răng
Lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng
3.2 Sau khi niềng răng
Vệ sinh và chăm sóc răng niềng
Chế độ ăn uống
Tuân thủ các lời dặn của bác sĩ
Trong quá trình niềng răng, có những giai đoạn, bác sĩ sẽ cần sự hỗ trợ của bạn như đeo thun tại nhà hoặc đeo các khí cụ mặt ngoài nhằm tăng lực kéo của dây cung. Bạn nên nghiêm túc thực hiện để ca điều trị của mình diễn ra đúng tiến độ và có kết quả mỹ mãn nhất.