Mục Lục Bài Viết
1. Thế nào là răng hô?
Răng hô là tình trạng răng mọc lệch hoặc xương hàm trên phát triển quá mức khiến cho răng chìa ra gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt và ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai hàng ngày của người bệnh.
1.1 Nguyên nhân bị hô răng
Theo sự phân tích của các chuyên gia thì có tới 70% răng hô là do di truyền, 30% còn lại bắt nguồn từ những thói quen xấu như mút tay, ngậm ti, ngậm môi… từ thời thơ ấu.
1.2 Các loại răng hô
Hiện nay, tình trạng hô được phân làm 3 loại là: hô do răng mọc lệch, hô do xương hàm phát triển quá mức, và nghiêm trọng nhất là hô do cả răng và hàm. Để biết chính xác mình nằm trong trường hợp nào, bạn hãy đến thăm khám trực tiếp tại các phòng khám chuyên khoa tốt và uy tín nhé!
Việc xác định đúng nguyên nhân cũng như loại hô là bước vô cùng quan trọng để các bác sĩ có thể đưa ra được phương pháp khắc phục một cách hiệu quả và nhanh chóng cho người bệnh.
2. Cách nhận biết răng hô như thế nào?
Thông thường chỉ cần dựa vào mắt thường, sử dụng gương cũng như chụp ảnh là bạn có thể nhận thấy được những vấn đề cơ bản về tình trạng răng của mình.
2.1 Khi quan sát góc mặt nghiêng từ bên ngoài
Một trong những biểu hiện dễ quan sát nhất của răng hô là bạn sẽ thấy góc mặt nghiêng của mình ở phần môi bị nhô ra ngoài. Góc độ nhô sẽ được xác định bởi đường thẳng nối từ điểm trước nhất của trán tới điểm ngay dưới chân mũi đến điểm trước nhất của cằm.
Bên cạnh đó bạn có thể nhận biết độ nhô của khuôn miệng qua đường thẩm mỹ S và đường thẩm mỹ E.
- Đường thẩm mỹ S là đường tính từ điểm giữa cánh mũi đến điểm nhô ra nhiều nhất của cằm. Đường thẩm mỹ S lý tưởng nhất là cả môi trên và môi dưới đều chạm đường S này. Đối với trường hợp răng bị hô thì môi trên và môi dưới nằm trước đường này nên khi nhìn nghiêng nét mặt sẽ bị nhô ra ngoài.
- Đường thẩm mỹ E là đường tính từ đỉnh mũi đến điểm trước nhất của cằm. Thông thường môi trên sẽ nằm sau đường này khoảng 4mm, môi dưới nằm sau khoảng 2mm. Tuy nhiên đối với người Việt Nam, môi dưới sẽ nằm trước đường E 1mm .
2.2 Xem xét răng bên trong
Mặc dù răng hàm trên ở ngoài răng hàm dưới tuy nhiên bạn hãy thử tự cảm nhận xem rìa cắn răng cửa hàm dưới có chạm được vào khoảng 1/3 mặt trong của thân răng cửa hàm trên hay không (tính từ rìa cắn cho tới viền nướu răng cửa hàm trên), nếu như chạm vào thấy cao hơn hoặc chạm hẳn vào nướu mặt trong của răng cửa hàm trên thì chứng tỏ răng bị hô.
2.3 Xem xét xem bạn bị hô xương hàm hay hô răng
Sau khi đã xác định được mình bị hô hay không thì bạn sẽ cần phải biết là mình hô răng hay hô hàm. Bạn có thể sử dụng một chiếc gương có thể nhìn thấy được toàn bộ răng và vùng nướu phủ lên chân răng hàm trên và hàm dưới.
Nếu bạn bị hô hàm:
- Răng mọc thẳng với xương hàm, nướu phủ lên chân răng bị gồ ra ngoài
- Nếu như răng mọc đều đặn trên hàm nhưng khi chụp ảnh nghiêng thấy khuôn miệng nhô ra trước so với mũi và trán thì đây là tình trạng bị hô do xương hàm
- Khi cười nướu bị lộ nhiều
Nếu bạn bị hô răng: Nướu phủ chân răng không bị gồ ra, răng mọc vểnh ra ngoài, không song song với phương thẳng đứng.
Tuy nhiên các phương pháp này chỉ là nhận biết bằng mắt thường, chỉ cho bạn những phán đoán tương đối chứ không hoàn toàn chính xác. Để biết được tình trạng răng thực tế của mình bạn sẽ cần tới gặp trực tiếp bác sĩ, thực hiện chụp phim X – quang cũng như sử dụng công nghệ để đánh giá chuyên sâu, đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
3. Có nên niềng răng hô hay không?
Như đã nói ở trên, thông qua việc khám và phân tích tình trạng hiện tại của răng, bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh việc khắc phục hô bằng cách niềng răng thì hiện nay, các phòng khám còn tiến hành bọc răng sứ để cải thiện thẩm mỹ. Cụ thể, hai phương pháp này sẽ được áp dụng trong những trường hợp bệnh nhân cụ thể như sau:
- Đối với niềng răng: mang lại hiệu quả tốt nhất cho những bệnh nhân bị hô do răng mọc lệch và còn trẻ vì tuổi càng lớn thì khả năng dịch chuyển răng càng kém.
- Đối với bọc răng sứ: không phải trường hô nào cũng có thể áp dụng, thông thường phương pháp này chỉ phù hợp cho người có mức độ hô nhẹ.
Ngoài ra, với một số trường hợp hô nghiêm trọng do cả răng và hàm, thì việc điều trị có phần phức tạp hơn. Sẽ không có nguyên tắc nào cụ thể mà bạn cần được thăm khám kỹ và nghe chẩn đoán chính xác khi trực tiếp đến bác sĩ để đảm bảo khắc phục hô triệt để và nhận lại kết quả hoàn hảo nhất.
Đọc thêm: Dán sứ Veneer có điều trị hô được không? Và những ưu điểm của Veneer