Mục Lục Bài Viết
1. Khi nào niềng răng hô phải nhổ răng?
Răng hô bao gồm nhiều dạng như hô răng, hô xương hàm, xương hàm hẹp hoặc hô cả 2 hàm,… Trước khi quyết định nhổ răng niềng răng hô bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng của bạn, thu thập dữ liệu và đưa ra phác đồ điều trị đúng hướng và chính xác.
Khoảng trống nhổ răng sẽ được bác sĩ dùng các khí cụ chỉnh nha để kéo đóng kín khoảng
Nếu hàm răng hô không đủ chỗ trống để sắp xếp lại các răng thì bác sĩ sẽ chỉ định việc nhổ răng. Thông thường, các răng được chỉ định nhổ là răng số 4, số 5 hoặc số 8 (răng khôn). Việc nhổ bao nhiêu răng cũng cần tùy thuộc vào đặc điểm khung hàm riêng của từng người. Câu hỏi này chỉ khi khám răng chi tiết, bác sĩ chỉnh nha mới có thể cho bạn câu trả lời cụ thể.
Một bác sĩ giỏi, tay nghề cao sẽ giúp bạn an tâm hơn, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Và không phải cứ răng hô là cần phải nhổ răng. Có nhiều trường hợp bệnh nhân không cần nhổ răng mà vẫn có thể điều trị hô, giúp răng trở nên đều đặn hơn.
1.1 Nhổ răng khi niềng răng hô có nguy hiểm không?
Nhổ răng khi niềng răng hô thường được chỉ định cho người lớn từ 20 tuổi trở lên. Đặc biệt là đối với những người có hàm răng hô nặng, răng mọc trên nướu hoặc lệch lạc quá nhiều thì việc nhổ răng là điều bắt buộc, không thể tránh khỏi.
Nhổ răng theo đúng quy chuẩn với các bước chính xác sẽ giảm thiểu sự tác động đến các mô mềm xung quanh, tránh làm tổn thương đến xương hàm. Quá trình diễn ra nhẹ nhàng, ít chảy máu và sưng đau. Do đó trong ngày đầu tiên nhổ răng, bạn vẫn có thể ăn nhẹ nhàng các loại thức ăn như súp, cháo, sinh tố… Sang đến ngày thứ 3 là bạn có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường mà không cảm thấy đau nhức hay có bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào.
Đối với sức khỏe về lâu về dài, bạn có thể ăn nhai tốt sau khi nhổ răng và hoàn thành quá trình niềng răng. Quá trình cắn xé thức ăn cũng dễ dàng hơn. Thức ăn được nghiền nát giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của bạn khỏi các bệnh lý như đau dạ dày, đại tràng… Thói quen chăm sóc và bảo vệ răng miệng cũng được thiết lập trong quá trình niềng răng.
Ngoài ra cũng có nhiều người thắc mắc rằng nhổ răng có làm giảm trí nhớ và tuổi thọ không. Câu trả lời là Không. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hiện tượng này chỉ xảy ra khi bạn bị mất răng trong thời gian dài. Khi bị mất răng bệnh nhân có xu hướng chọn đồ ăn mềm, ít tốt cho trí não. Bên cạnh đó khả năng nhai của răng sẽ tạo ra đường truyền cảm giác phát tín hiệu ký ức cho não bộ.
Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nhổ răng ở một trong các vị trí như răng số 4, răng số 8 và răng số 4 hoặc răng số 5. Bạn cần nhổ răng nào và nhổ bao nhiêu răng sẽ được bác sĩ nha khoa tư vấn dựa trên tình trạng răng miệng của bạn và phù hợp với phương pháp niềng răng.
Niềng răng hạn chế tối đa nhổ răng hết sức quan trọng. Vì vậy, bạn nên đến các địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra toàn diện và có kế hoạch chỉnh nha tốt nhất cho bạn.
2. Niềng răng hô có khó không, lâu không?
Những người có răng hô được bác sĩ khuyến khích thực hiện niềng răng chỉnh nha để nắn chỉnh các răng về đúng vị trí trên cung hàm, đảm bảo đúng khớp cắn và tính thẩm mỹ cho gương mặt. Niềng răng hô không hề khó hay quá phức tạp nếu bạn thực hiện tại các cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng. Đặc biệt bác sĩ nha khoa thực hiện niềng răng giỏi chuyên môn và tay nghề cao, hệ thống cơ sở vật chất cùng các yếu tố quyết định khác được đảm bảo.
Các răng hô, vẩu, mọc lệch được nắn chỉnh về đúng vị trí trên cung hàm nhờ hệ thống khí cụ niềng răng. Các răng sẽ di chuyển lùi vào trong, vuông góc với xương hàm, giúp răng hết hô, xấu. Lực tác động nhỏ, không gây đau nhức hay quá căng tức, từ đó kéo các răng dần dần về đúng vị trí. Thông thường bệnh nhân cần khoảng 18 đến 24 tháng để hoàn thành quá trình niềng răng chỉnh nha.
Thực tế thời gian thực hiện niềng răng hô bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố này sẽ quyết định thời gian niềng răng nhanh hay chậm, bao gồm:
2.1 Phương pháp niềng răng hô
Hiện nay, trong lĩnh vực chỉnh nha có rất nhiều phương pháp khác nhau như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng sứ, niềng răng mặt lưỡi và niềng răng trong suốt.
Mỗi phương pháp chỉnh nha có những ưu – nhược điểm khác nhau. Chẳng hạn như:
- Niềng răng kim loại tuy có tính thẩm mỹ kém nhất nhưng lại rất hiệu quả với các trường hợp sai lệch khớp cắn nặng, răng hô vẩu nhiều, thời gian niềng răng nhanh hơn so với mắc cài sứ, pha lê.
- Niềng răng sứ có tính thẩm mỹ tốt hơn mắc cài kim loại, chi phí đắt hơn, độ bền và thời gian niềng răng không nhanh bằng niềng răng kim loại.
- Niềng răng mắc cài mặt lưỡi có tính thẩm mỹ tốt, phù hợp với các tình trạng răng phức tạp, nhưng có thể làm tổn thương lưỡi hay gây nói ngọng tạm thời. Chi phí khá cao và phương pháp này ít phổ biến nhất vì nó đòi hỏi bác sĩ chỉnh nha có trình độ cao mới thực hiện được.
- Niềng răng trong suốt có tính thẩm mỹ tốt nhất nhưng chi phí không hề rẻ, khay niềng răng có thể tháo lắp dễ dàng tạo sự thoải mái cho người dùng trong lúc ăn uống hay vệ sinh răng miệng. Nhưng không phù hợp để nắn chỉnh với răng có tình trạng sai lệch quá nặng.
2.2 Độ tuổi thực hiện
Niềng răng có thể áp dụng với mọi người, mọi độ tuổi. Tuy nhiên, lứa tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn phù hợp và hiệu quả nhất để chỉnh nha. Ở tuổi trưởng thành bạn vẫn có thể niềng răng, nhưng do cấu trúc xương hàm đã cứng lại, nên việc điều chỉnh răng sẽ diễn ra chậm hơn.
2.3 Tình trạng răng miệng và mức độ sai lệch của các răng
Răng hô vẩu có nhiều mức độ khác nhau. Răng hô 1 hàm thời gian nắn chỉnh sẽ sớm hơn so với hô 2 hàm, răng chìa ra ít sẽ nắn chỉnh dễ dàng hơn so với răng chìa vẩu nhiều.
Hô do răng sẽ dễ nắn chỉnh và thời gian sẽ nhanh hơn so với các loại hô khác
2.4 Tay nghề của bác sĩ nha khoa
Lựa chọn đúng bác sĩ chỉnh nha sẽ giúp cho quá trình niềng răng suôn sẻ hơn, nhanh chóng hơn. Bởi, bác sĩ chỉnh nha có kinh nghiệm, tay nghề cao sẽ xây dựng phác đồ và thực hiện các kỹ thuật nắn chỉnh phù hợp nhất với tình trạng răng của bạn. Chỉ cần thực hiện một thao tác sai sót thôi có thể ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình, thời gian niềng răng có thể phải kéo dài hơn dự kiến.
Đọc thêm: Nguyên nhân răng hô nặng là gì? Các phương pháp điều trị hô nặng