Một hàm răng trắng đẹp, hơi thở thơm tho giúp chúng ta tự tin trong giao tiếp với người đối diện. Vậy làm sao để có thể duy trì sức khỏe răng miệng? Trong bài viết kỳ này Nha Khoa Miền Trung sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn liên quan đến vôi răng vấn đề rất nhiều người gặp phải. Cùng tìm hiểu nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Vôi răng là gì?
Vôi răng hay còn có tên gọi khác là cao răng. Đây là những mảng bám đã được vôi hóa bởi Calcium Phosphate – một hợp chất muối có trong nước bọt. Mảng bám được hình thành do vi khuẩn phát triển sau quá trình ăn uống trên bề mặt răng.
Vôi răng là những mảng bám được hình hình bởi thức ăn thừa (Ảnh: Internet)
Nếu không được làm sạch đúng cách các mảng bám này sẽ kết hợp với hợp chất muối và tạo thành cao răng. Chúng bám trên bề mặt răng hoặc nướu dưới dạng những mảng màu vàng hoặc vàng nâu.
2. Các loại cao răng
Vậy cao răng gồm những loại nào? Cùng Nha Khoa tiếp tục tìm hiểu nhé!
Cao răng thường hay còn gọi là cao răng nước bọt
Đây là những mảng có màu vàng nhạt hoặc trắng đục. Loại cao răng này bám trên bề mặt răng và nướu. Nếu không điều trị kịp thời, cao răng thường sẽ gây viêm nướu.
Cao răng huyết thanh
Vôi răng huyết thanh là triệu chúng cao răng nặng, cần được chú ý (Ảnh: Internet)
Là triệu chứng nặng hơn của cao răng thường. Khi cao răng thường gây ra bệnh viêm nướu không được chữa trị kịp thời. Từ đó, viêm nướu sẽ gây chảy máu ở chân răng. Phần máu này sẽ thấm vào những mảng cao răng thường và biến chúng thành màu nâu đỏ được gọi là cao huyết thanh.
Tuy khác nhau về một vài yếu tố nhưng cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt đều là yếu tố “châm ngòi” cho rất nhiều vấn đề nguy hiểm trong khoang miệng. Nếu đặt lên bàn cân so sánh, cao răng huyết thanh nguy hiểm hơn và có sức ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với cao răng nước bọt. Việc xử lý cao răng huyết thanh cũng phức tạp và yêu cầu cao hơn về trình độ tay nghề của bác sĩ nha khoa.
Nếu cao răng nước bọt gây cho bạn cảm giác khó chịu trong khoang miệng, hôi miệng và để lâu có thể dẫn đến viêm lợi thì cao răng huyết thanh rắc rối nhiều hơn như thế.
Cao răng huyết thanh khiến vùng lợi của bạn trở nên đặc biệt nhạy cảm, thường xuyên chảy máu khi đánh răng, ăn nhai, làm xuất hiện mùi hôi miệng nặng (mùi hôi miệng kết hợp với mùi tanh của máu). Chúng có đủ “sức mạnh” để kéo tụt phần lợi của bạn xuống gây ra tình trạng lộ chân răng và kết quả cuối cùng là mất răng vĩnh viễn nếu chậm khắc phục.
Vôi răng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh nha chu. Bạn đã biết nha chu là gì chưa? Nếu chưa hãy tham khảo ngay bài viết: “Nha chu là gì? Các cách chữa viêm nha chu răng tốt nhất cho bạn đọc”
3. Các cấp độ của vôi răng
Để biết tình trạng cao răng của mình đang ở mức độ nào, chúng sẽ gây ra những vấn đề gì cho sức khỏe răng miệng bạn. Hãy cùng xác định dựa trên các cấp độ cao răng dưới đây nhé!
- Cấp độ 1: Cao răng có độ dày dưới 1mm, có màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Đây là cấp độ nhẹ nhất lúc cao răng mới hình thành và chưa gây hại.
- Cấp độ 2: Ở cấp độ này, cao răng sẽ có độ dày từ 1-2 mm và có màu vàng sậm. Với cấp độ 2, cao răng sẽ gây viêm nướu nhẹ. Triệu chứng của bệnh lý này chính là chảy máu nhẹ ở chân răng và gây hôi miệng.
- Cấp độ 3: Đây là mức độ nặng nhất với độ dày cao răng lên tới trên 2mm. Ở giai đoạn này, cao răng sẽ chuyển màu vàng nâu sậm hoặc nâu đen. Cao răng sẽ gây viêm nướu nặng với các triệu chứng như nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng và xuất hiện mùi khó chịu trong miệng.
4. Cạo vôi răng là gì?
Cạo vôi răng là một thủ thuật trong nha khoa, các nha sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ trong y khoa để loại bỏ phần cao răng bám trên bề mặt răng. Từ đó, giúp tăng sức khỏe răng miệng và ngăn chặn viêm nướu. Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng ta lạm dụng việc lấy cao răng. Bạn nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần.
Lấy cao răng là gì? (Ảnh: Internet)
Đánh bóng răng là giai đoạn tiếp theo sau khi cạo vôi răng. tuy nhiên, mọi người vẫn thường chỉ biết tới cạo vôi răng. Hãy đón đọc ngay bài viết: “Đánh bóng răng là gì? 5 điều có thể bạn chưa biết về thủ thuật đánh bóng răng”
5. Các thắc mắc thường gặp về cao răng
Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp về cao răng, hãy để nha sĩ của Nha Khoa Miền Trung giải đáp cho bạn nhé!
Thắc mắc 1: Vôi răng tự tróc có hay không?
Cao răng (vôi răng) có thể tự tróc ra chính là hiểu lầm của không ít người. Tuy nhiên, trên thực tế cao răng là những mảng bám bị vôi hóa. Chúng bám rất chắc vào men răng vào nướu. Vì vậy việc vôi răng tự tróc là điều khó có thể xảy ra.
Thắc mắc 2: Chỉ đánh răng đã đủ để làm sạch hết mảng bám?
Nguyên nhân gây ra cao răng chính là những mảng bám bị vôi hóa do quá trình vệ sinh răng miệng thiếu cẩn thận. Chỉ đánh răng thôi sẽ không giúp bạn loại bỏ được hết những mảng bám còn sót lại trên bề mặt răng. Bạn cần sử dụng thêm chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng để có thể loại bỏ mảng bám mộng cách hiệu quả nhất.
Thắc mắc 3: Cạo vôi răng xong có ăn được không?
Theo lời khuyên từ các nha sĩ, bạn không nên ăn và uống ngay sau khi vừa lấy cao răng. Quá trình lấy cao răng sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng tới men răng, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, bạn nên để răng nghỉ ngơi từ 3-4 tiếng trước khi ăn. Đồng thời trong thời gian từ 2-3 ngày sau khi lấy cao răng bạn nên tránh những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh gây ê buốt răng.
Thắc mắc 4: Lấy cao răng định kỳ có thể hết hôi miệng?
Cao răng chỉ là một trong những nguyên nhân có thể gây ra hôi miệng. Vì vậy, việc lấy cao răng định kỳ sẽ giúp bạn giảm nguy cơ gây các bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, nếu bạn đã thực hiện lấy cao răng định kỳ, song tình trạng hôi vẫn không giảm, bạn nên tới gặp nha sĩ để kiểm tra nhé!
6. Cạo vôi răng bằng sóng siêu âm
Cạo cao răng bằng sóng siêu âm là phương pháp lấy cao răng bằng máy hiện đại nhất hiện nay. Cấu tạo của máy lấy cao răng bao gồm: dụng cụ lấy cao răng có thiết kế đầu nhỏ với áp suất mạnh, cảm biến bằng sóng siêu âm giúp truyền tín hiệu đến đầu dụng cụ. Nhờ đó, máy lấy cao răng có khả năng phá vỡ các mảng bám vôi hóa bám chắc trên bề mặt răng và dưới nướu một cách nhẹ nhàng.
So với các phương pháp thủ công, phương pháp cạo cao răng bằng sóng siêu âm giúp các nha sĩ có thể xử lý cao răng một cách hiệu quả. Đồng thời phương pháp này sẽ an toàn hơn rất nhiều so với các phương pháp truyền thống.
Đọc thêm: Lấy cao răng có tốt không? Có nên thực hiện lấy cao răng?