Trồng răng giả có mấy loại? Đó là những loại nào?

Mất răng là điều khiến nhiều người cảm thấy ám ảnh. Nếu tuổi đã cao, mắc phải những bệnh lý răng miệng hay gặp phải sự cố nghiêm trọng nào đó, bạn vẫn có nguy cơ gặp phải tình trạng khó chịu này. Để khắc phục, trồng răng giả là giải pháp mà bạn cần áp dụng, nếu muốn lấy lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm răng của mình. Vậy hiện nay, trồng răng có mấy loại và đó là những loại nào?

các loại trồng răng giả

1. Trồng răng giả có mấy loại?

Về cơ bản, trồng răng giả được chia thành 2 loại chính. Đó là trồng răng giả tháo lắp và trồng răng giả cố định. Ngoài ra, trồng răng giả cố định còn được chia thành 2 loại khác nhau, đó là trồng răng giả với cầu răng sứ và trồng răng giả với cấy ghép Implant.

Đặc điểm cụ thể của từng loại như sau:

Trồng răng giả tháo lắp

rang-thao-lap

Đây là phương pháp trồng răng giả vô cùng quen thuộc, bởi hàm giả tháo lắp đã được áp dụng từ rất lâu trước đây. Bạn có thể trồng răng giả tháo lắp khi mất một, nhiều chiếc răng hoặc mất răng nguyên hàm. Khi đó, chiếc răng đã mất của bạn sẽ được phục hình bằng nền hàm hoặc hàm khung với răng nhựa hoặc răng sứ gắn lên trên. Một số trường hợp còn có móc kim loại kèm theo.

Hàm giả tháo lắp có chi phí rẻ, thời gian thực hiện nhanh và bạn có thể dễ dàng  tháo lắp để vệ sinh tại nhà.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có khả năng phục hình chức năng ăn nhai và thẩm mỹ ở mức cơ bản, đôi khi còn gây vướng víu và bất tiện cho bệnh nhân khi sử dụng. Ngoài ra, hàm giả tháo lắp cũng không thể ngăn chặn tình trạng tiêu hõm xương hàm và thường có độ bền không cao.

Đọc thêm: Làm răng giả tháo lắp giá bao nhiêu? Răng tháo lắp có tốt không?

Trồng răng giả cố định bằng cầu răng sứ

lam-cau-rang-su

Cầu răng sứ được nhiều người áp dụng bởi chi phí thấp hơn cấy ghép Implant và khả năng phục hình răng tốt hơn hàm giả tháo lắp. Với phương pháp này, bạn sẽ cần mài nhỏ 2 chiếc răng ở 2 bên khoảng trống do chiếc răng đã mất để lại. Sau đó, một cầu răng sứ bao gồm nhiều mão sứ khác nhau sẽ được gắn lên 2 chiếc răng này. Trong đó, 2 mão sứ 2 bên có vai trò làm trụ, mão sứ ở giữa có vai trò thay thế trực tiếp răng đã mất.

Bạn có thể chọn làm cầu răng sứ với mão sứ kim loại, mão sứ toàn sứ hay nếu có điều kiện, bạn cũng có thể chọn mão sứ bán quý hoặc quý kim. Mỗi chất liệu đều được đi kèm với một mức chi phí khác nhau, giúp bạn dễ dàng chọn được một chất liệu phù hợp với mong muốn và khả năng tài chính của mình.

Đọc thêm: Top 3 loại mão răng sứ được ưa chuộng nhất hiện nay

Cầu răng sứ có thể tồn tại từ 5 đến 20 năm, tùy từng trường hợp. Phương pháp này đem tới lực nhai tốt, có mặt thẩm mỹ đảm bảo, giúp bạn thoải mái ăn uống và tự tin giao tiếp. Tuy nhiên, cầu răng sứ không thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm và có thể làm suy yếu chiếc răng thật đã mài sau một thời gian áp dụng.

Trồng răng giả cố định với cấy ghép Implant

 

trồng răng implant có đau không

Đây là phương pháp trồng răng giả toàn diện nhất hiện nay, khi có thể khôi phục đầy đủ chân và thân răng đã mất. Theo đó, chân răng sẽ được phục hình bằng một trụ Implant gắn trực tiếp vào xương hàm, còn thân răng sẽ được khôi phục bằng một mão sứ gắn lên trụ Implant.

Răng Implant sở hữu khả năng ăn nhai và mặt thẩm mỹ tương tự răng thật, có thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm, cũng như có thể tồn tại vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt. Thế nhưng, phương pháp này lại được đi kèm với chi phí khá cao và bạn cũng phải bỏ ra nhiều thời gian khi có nhu cầu áp dụng.

Đọc thêm: Trồng răng implant là gì? Và có nguy hiểm không?

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc trồng răng giả có mấy loại của mình. Hy vọng bạn sớm tìm được một phương pháp trồng răng giả phù hợp với bản thân!

Đánh giá bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Nha Khoa Miền Trung
Xin chào! Chúng tôi là đội ngũ của Nha Khoa Miền Trung. Chúng tôi lập nên trang web này nhằm giúp quý độc giả có thể trang bị thêm kiến thức về nha khoa, đánh giá các Nha Khoa nhằm giúp bạn đọc có thể tìm cho mình một trung tâm Nha Khoa uy tín và chất lượng nhất. Đội ngũ làm vì mục đích phi lợi nhuận và quý bạn đọc cảm thấy bài viết hữu ích có thể ủng hộ bằng cách Click vào quảng cáo nếu bạn thực sự thích nó! Xin cảm ơn.

Liên Hệ

trồng răng implant tại đà nẵng

Review Nha Khoa

dana-dental-nha-khoa-da-nang

Nha Khoa Dana Dental và những thông tin bạn cần biết?

Nha khoa Dana Dental là cơ sở nổi tiếng được sáng lập bởi bác sĩ Phạm Minh Tuấn giỏi chuyên môn cùng với hệ thống trang thiết bị được đầu tư hiện đại. Vậy liệu phòng khám có tốt như những lời quảng cáo và bảng giá chi tiết các

Nha khoa sử dụng răng kém chất lượng và bị hở ở chân răng

Bọc răng sứ thẩm mỹ tại Nha khoa Dana có tốt không?

Thời gian gần đây nhu cầu làm răng sứ thẩm mỹ ngày càng tăng. Đã có rất nhiều khách hàng chịu chi, bỏ ra một khoản tiền lớn với mục đích kiến tạo nụ cười thêm hoàn hảo. Lợi dụng sự tin tưởng của khách hàng nhiều cơ sở nha

bọc răng sứ uy tín quảng nam

Top 6 Nha khoa Bọc răng sứ tốt và uy tín tại Quảng Nam

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng giúp mang đến cho răng một dáng vẻ mới, đều đặn và trắng sáng tự nhiên như răng thật. Để chọn địa chỉ làm răng sứ ở đâu tốt tại Quảng Nam, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới

tẩy trắng răng tại quảng nam

Top 5 Nha khoa tẩy trắng răng tại Quảng Nam uy tín và chất lượng

Có khá nhiều nha khoa có dịch vụ tẩy trắng răng ở tỉnh Quảng Nam nhưng để lựa chọn được một địa chỉ chất lượng và giá thành hợp lý thật sự không dễ dàng. Nếu đang băn khoăn về vấn đề này, quý bạn đọc có thể tham khảo

nha khoa uy tín

Top 3 Nha khoa uy tín tại huyện Phong Điền – Thừa Thiên Huế

Sức khỏe răng miệng là vấn đề muôn thuở và cực kỳ quan trọng với mọi người hiện nay. Theo như nghiên cứu, tại Việt Nam có đến hơn 80% dân số mắc phải các vấn đề về răng miệng từ nhẹ đến nặng. Một trong những lý do chủ

trồng răng implant tại quảng nam

Top 6 Nha khoa trồng răng Implant chất lượng tại Quảng Nam

Trồng răng implant là một phương pháp trồng răng cấy ghép cấu tạo bằng titanium có hình dạng (vít) ốc. Nó được dùng cấy trực tiếp vào xương hàm của người bị mất răng để thay thế chân răng đã bị mất trước đó. Và nó sẽ có vai trò