Răng bị sâu, răng mọc lệch biến chứng gây cho chúng ta nhiều bất lợi trong sinh hoạt hằng ngày. Từ việc ăn uống sẽ bị ảnh hưởng bởi chức năng nhai của răng suy giảm do vết sâu, tới những cơn đau đớn bất chợt khiến bạn bắt buộc nhổ chiếc răng đó đi. Vậy nhổ răng xong có bị đau nhức không? Và các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng? Hãy cùng nha khoa Miền Trung giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
1. Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng
Thông thường, phương án nhổ răng là giải pháp cuối cùng của bác sĩ chỉ áp dụng trong các trường hợp: răng khôn mọc lệch, răng bị sâu nặng, nhiễm trùng, bị tổn hại nặng do tác động ngoại lực…. Khi quá trình nhổ răng được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề chưa cao, tiến hành nhổ răng sai kỹ thuật rất dễ xảy ra trường hợp bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng, nhiễm trùng nướu sau khi nhổ răng. Biểu hiện nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn: đau nhức không thuyên giảm, hôi miệng, sưng nướu hoặc có khi sưng mặt, sưng vùng má. Chảy máu kéo dài hơn 48 giờ, một số trường hợp nhiễm trùng còn kéo theo tình trạng sốt, thân nhiệt cơ thể tăng cao (trên 37 độ)
Dưới đây Nha khoa Miền Trung sẽ chỉ ra một vài dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng bạn có thể gặp phải:
Những dấu hiệu nhiễm trùng răng sau khi nhổ răng thường gặp
Nướu sưng phồng, tấy đỏ & chỗ nhổ răng bị mưng mủ
Tình trạng sưng nướu sau khi nhổ răng khôn cũng đang báo hiệu vị trí nhổ răng của bạn đã bị nhiễm trùng. Vùng nướu xung quanh vùng răng mới nhổ có hiện tượng sưng lên, đỏ hơn bình thường, chỗ nhổ răng bị mưng mủ, đau nhức. Vùng sưng đó lan rộng sang vùng nướu của những răng khác, thậm chí che lấp cả ổ răng mới nhổ thì đây là triệu chứng nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
Chảy máu kéo dài
Sau nhổ răng, do vết thương còn hở nên chảy máu là chuyện bình thường. Thông thường máu sẽ ngừng chảy sau vài giờ kể từ thời điểm kết thúc ca nhổ. Nhưng nếu khoảng thời gian này kéo dài lên đến 48 tiếng sau đó thì đây là biểu hiện nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn.
Sau 48 giờ vẫn bị chảy máu, sưng nướu sau khi nhổ răng khôn có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng
Sốt nhẹ và có hạch ở cổ
Một trong những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng nói chung và bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn nói riêng là tình trạng đau nhức dữ dội khiến thân nhiệt của bệnh nhân tăng cao dẫn đến tình trạng sốt nhẹ, toàn thân mệt mỏi. Trong một số trường hợp có thể còn kèm theo nổi hạch sau khi nhổ răng khôn ở vùng cổ và các vùng lân cận gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.
Nổi hạch ở cổ kèm sốt cao là triệu chứng đặc hiệu cho nhiễm trùng sau nhổ răng
Chỗ nhổ răng có mùi hôi
Nếu bạn nhận thấy sau khi nhổ răng vài ngày ổ răng sau nhổ có mùi hôi đi kèm với những dấu hiệu nêu trên thì rất có thể đây chính là báo hiệu tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn. Còn nếu như ngoài hôi miệng bạn không gặp bất cứ dấu hiệu nào nếu trên thì rất có thể hôi miệng là do những nguyên nhân khác do bệnh về cơ thể hoặc về răng miệng.
2. Giải pháp xử lý để phòng ngừa nhiễm trùng sau nhổ răng
Sau khi nhổ răng xong, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng hiệu quả để không dẫn tới tình trạng đau nhức, đồng thời kê đơn sử dụng thuốc kiểm soát cơn đau và hỗ trợ lành thương nhanh. Do đó, bạn hoàn toàn không cần lo lắng nhổ răng có đau không.
2.1 Các phương pháp giảm đau, giảm sưng nhanh sau khi nhổ răng
Chườm đá lạnh ngày đầu sau nhổ răng
Đá lạnh có khả năng làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh tại thời điểm chườm, nên nó có thể giúp giảm sưng và đau nhức khá hiệu quả. Bạn có thể áp dụng phương pháp này như sau:
Chuẩn bị đá và khăn bông sạch, mềm mại. Thấm ướt qua khăn bông, sau đó bọc một ít đá khoảng 2 – 3 viên. Chườm nhẹ nhàng vào vùng má bị sưng, đau trong khoảng 10 phút. Mỗi khi thấy đau nhức bạn có thể sử dụng cách này hoặc dùng trong 3 ngày đầu sau khi nhổ răng để giảm thiểu cơn đau cũng như giảm sưng.
Chườm đá giảm đau, giảm sưng hiệu quả
Bạn nên chườm từ từ vào phần má, không nên áp ngay khăn đá vào, dần dần bạn sẽ thấy dễ chịu hơn vì tình trạng sưng, đau, nhức bắt đầu giảm dần.
Chườm nóng ngày thứ hai trở đi
Bên cạnh việc chườm đá lạnh, bạn cũng có thể kết hợp cùng với chườm nóng. Lưu ý chườm nóng chỉ có thể thực hiện bắt đầu vào ngày thứ 2 sau khi nhổ răng. Hơi nóng sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, làm tan máu tụ, giảm tình trạng sưng mặt và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Cơn đau đớn cũng được xoa dịu.
Những gì bạn cần làm là chuẩn bị một chiếc khăn bông mềm, sạch. Đun sôi nước khoảng 70-80 độ C. Sau đó nhúng cẩn thận khăn sạch vào nước nóng, vắt khô và chườm lên phần má bị sưng, đau. Mỗi lần thực hiện là 2-3 phút. Làm như vậy khoảng 10 phút bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.
Uống thuốc theo đơn
Thực hiện uống thuốc theo đơn bác sĩ kê là tốt nhất, vừa giảm đau, sưng vừa giúp vết thương mau lành, tránh bị biến chứng. Nếu không muốn mặt mình bị sưng, đau và lâu khỏi thì nhất định không nên bỏ thuốc hoặc quên uống.
Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc giảm đau mua ngoài đơn thuốc khi chưa tham vấn ý kiến của bác sĩ điều trị, để tránh những tác dụng phụ hay những biến chứng xấu do việc lạm dụng thuốc gây ra.
Không được súc miệng bằng nước muối sinh lý
Nước muối có tính kháng khuẩn cao thường dùng để chăm sóc răng miệng như súc miệng, trị viêm nướu, chữa đau răng… Tuy nhiên, không nên dùng nước muối để súc miệng ngay sau khi nhổ răng.
Bởi tính kháng khuẩn cao của nước muối có thể làm các tế bào mới hình thành ở vùng răng vừa nhổ bị rửa đi hết, máu ở vùng này trở nên khó đông, làm quá trình hồi phục sau khi nhổ răng sẽ chậm lại, kéo dài thời gian hơn.
Muốn súc miệng với nước muối, bạn cần chờ sau ít nhất 8-12 tiếng đồng hồ sau khi nhổ răng, vì lúc này các mạch máu đã được bịt kín, súc miệng sẽ không gây xuất huyết.
Sau khi nhổ răng, khi súc miệng nên súc nhẹ nhàng, không nên súc, khạc nhổ mạnh để tránh tác động lên mạch máu, gây xuất huyết.
Đối với bạn nào thường xuyên súc miệng bằng nước muối thì nên chờ đến 2 ngày sau khi nhổ răng mới quay lại thói quen này của mình, vì lúc này vết thương đã khép lại hoàn toàn, bạn có súc miệng với nước muối hằng ngày không ảnh hưởng xấu đến tiến độ hồi phục của vùng răng sau khi nhổ.
Nên sử dụng nước muối sinh lý 0.9% để súc sẽ an toàn với khoang miệng hơn là nước muối tự pha. Nước muối sinh lý này được bán phổ biến và giá cả rất rẻ, chỉ tầm 9.000 – 12.000đ/1 chai 500 ml nên các bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên mua sử dụng.
Trường hợp sử dụng nước muối tự pha, không pha quá mặn vì như vậy sẽ làm họng dễ bị tổn thương, gây ra triệu chứng loét niêm mạc họng, nhiễm khuẩn vùng họng, viêm họng. Bạn nên pha theo tỉ lệ 1 lít nước với 9g muối sẽ có nước muối sinh lý 0.9%.
Nằm ngủ, nghỉ ngơi nên kê gối cao
Điều này nhằm mục đích cho máu dễ lưu thông không bị dồn ứ tại vùng phẫu thuật gây phù nề thêm
Nhổ răng có đau không có thể nói phụ thuộc nhiều vào yếu tố kỹ thuật nhổ răng. Bên cạnh đó là cách bạn chăm sóc sau khi nhổ răng có đảm bảo hay không. Hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo quá trình nhổ răng không đau.
Đọc thêm: Nhổ răng khôn mấy ngày hết sưng mặt? Làm sao để khắc phục?