[Tổng hợp] Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y Dược

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y Dược nói chung và Bác sĩ Nha khoa nói riêng là gì? Những ai cần thực hiện đúng các điều kiện này? Thủ tục xin cấp, hồ sơ ra sao… Bài viết dưới đây của Nha khoa Miền Trung sẽ giải đáp chi tiết và dễ hiểu nhất cho người đọc nắm được những thông tin xoay quanh vấn đề điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Bác sĩ.

1. Chứng chỉ hành nghề Y là gì? Dành cho những ai

Theo pháp luật Việt Nam, các ngành nghề cần phải có chứng chỉ hành nghề để hoạt động gồm có một số hành nghề như: dịch vụ pháp lý; dịch vụ thiết kế công trình, dịch vụ kiểm toán; dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải… Và tất nhiên không thể thiếu dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm; thậm chí trong ngành khám chữa bệnh cho thú y cũng cần chứng chỉ hành nghề. 

Chứng chỉ hành nghề Y có thể được hiểu là văn bản bắt buộc mà bất cứ cá nhân nào muốn hoạt động liên quan đến khám chữa bệnh tại Việt Nam đề cần phải có, được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội nghề nghiệp cấp. Chứng chỉ hành nghề Y như một sự công nhận cho trình độ, năng lực chuyên môn cũng như nỗ lực cống hiến của cá nhân, tổ chức trong ngành khám chữa bệnh. Các đối tượng theo đuổi nghề Y nói chung thì đều cần tới chứng chỉ hành nghề như: Bác sỹ, y sĩ bao gồm chuyên khoa, đa khoa, chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ thẩm mỹ… Điều dưỡng viên, hộ sinh viên, lương y thuộc phạm vị y học cổ truyền, kỹ thuật viên, ở mọi cấp địa phương đến trung ương.

Thông thường, chứng chỉ hành nghề y được chia làm hai loại: 

  • Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh
  • Chứng chỉ dành cho cá nhân hành nghề y học cổ truyền. Loại chứng chỉ này lại được chia làm hai loại: chứng chỉ hành nghề thuốc y học cổ truyền và chứng chỉ hành nghề dược. 

2. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề Y

Như tại phần 1 chúng ta đã hiểu, bất cứ cá nhân nào muốn hoạt động trong một lĩnh vực nghề nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật cần phải có chứng chỉ hành nghề. Vậy điều kiện để cá nhân đó được cấp chứng chỉ hành nghề là gì?  

Quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh, cũng như quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm những điều kiện sau:

2.1 Đối với người Việt Nam

  •  Đã có những văn bằng giấy chứng nhận hành nghề khám bệnh, chữa bệnh  hợp pháp bao gồm: Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam; Giấy chứng nhận là lương y; Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
  • Phải có văn bản chứng nhận việc đã trải qua thời gian thực hành nghề nghiệp chuyên môn tại một cơ sở y tế nhất định. Nội dung của văn bản bao gồm thời gian đã hành nghề, nội dung hành nghề, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp đã thể hiện. Ngoại trừ trường hợp đó là lương y gia truyền, có bài thuốc gia truyền để khám chữa bệnh. Người đứng đầu cơ sở y tế mà cá nhân đã thực hành chuyên môn phải có trách nhiệm đảm bảo thông tin đã xác nhận là chính xác. Trên thực tế, với nghề y, pháp luật cũng có quy định thời gian cụ thể mà mỗi cá nhân phải trải qua quá trình thực hành nghề nghiệp chuyên môn. Không thể nào chỉ học xong mà được cấp ngay chứng chỉ hành nghề. Bởi nghề nghiệp liên quan trực tiếp tới tính mạng con người nên không thể nào không trải qua quá trình huấn luyện thực tế. Cụ thể: 
    • Đối với chứng chỉ hành nghề bác sĩ cần có tới 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh. 
    • Đối với chứng chỉ hành nghề y sĩ cần phải có 12 tháng thực hành tại bệnh viện. 
  • Ngoài năng lực và trình độ chuyên môn, những cá nhân muốn được cấp chứng chỉ hành nghề y còn cần phải có sức khỏe. Và tất nhiên theo đó, trong điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề y không thể thiếu giấy xác nhận điều kiện sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp. Trong nội dung cần phải xác nhận có đầy đủ điều kiện sức khỏe để hành nghề khám chữa bệnh. Thông thường các loại giấy khám sức khỏe sẽ chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định, và các cá nhân phải đảm bảo đang sở hữu giấy xác nhận sức khỏe đang còn trong thời gian có giá trị sử dụng. 

Điều kiện tiếp theo liên quan tới năng lực hành vi cũng như đạo đức nghề nghiệp của cá nhân muốn hành nghề Y. Theo đó pháp luật quy định cá nhân muốn cấp chứng chỉ hành nghề Y còn không được rơi vào một trong các trường hợp bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến Y dược như: cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, đang chấp hành bản án, quyết định Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh.

2.2 Đối với người nước ngoài

Pháp luật Việt Nam không cấm những người nước ngoài hành nghề y tại Việt Nam, nhưng cũng như người Việt Nam, để hành nghề y thì người nước ngoài cũng cần có một số điều kiện nhất định. Ngoài các điều kiện vừa được liệt kê bên trên, thì người nước ngoài cần phải đáp ứng thêm một số điều kiện dưới đây để được cấp chứng chỉ hành nghề:

  • Điều kiện đầu tiên phải kể đến đó là điều kiện về trình độ ngôn ngữ. Trong khám chữa bệnh, người nước ngoài phải thành thạo được tiếng Việt hoặc cần phải có người phiên dịch hỗ trợ trong toàn bộ quá trình khám như kê đơn, tư vấn, khám bệnh… Điều kiện này được quy định cụ thể tại Mục 5 Chương II Thông tư 41/2011/TT-BYT do Bộ trưởng Bộ y tế cấp. 
  • Điều kiện tiếp theo cần có là giấy phép lao động, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp khi thực hiện lao động tại Việt Nam, điều này cũng được quy định tại Luật Lao động. 
  • Không thể thiếu giấy tờ cuối cùng là lý lịch tư pháp do đất nước sở tại cấp. Giấy tờ đó phải hợp thức hóa lãnh sự để được sử dụng ở Việt Nam. Giấy tờ này đảm bảo lý lịch tư pháp trong sạch, không thuộc trường hợp vi phạm pháp luật ở các quốc gia khác. 

3. Hồ sơ xin giấy phép cấp chứng chỉ hành nghề

Sau khi đã xác nhận có đủ các điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề đã được đề cập tới ở phần 2, các cá nhân tiến hành chuẩn bị hồ sơ để được cấp chứng chỉ hành nghề. Hồ sơ này bao gồm cụ thể các loại giấy tờ sau: 

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP kèm hai ảnh 04×06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn;
  • Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, cá nhân cần chuẩn bị thêm bản sao có chứng thực hoặc công chứng các văn bằng chứng nhận về trình độ chuyên môn đối với lương y hoặc giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hay phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp hợp pháp; văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp.
  • Văn bản xác nhận đã hoàn thành hợp pháp quá trình thực hành nghề nghiệp tại cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật. Mẫu văn bản này cũng được quy định tại mẫu 02 phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh mà cá nhân đó thực hành nghề nghiệp phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của các thông tin đã xác nhận. 
  • Phiếu lý lịch tư pháp do Sở tư pháp nơi cư trú của người đề nghị xin cấp;
  • Giấy chứng nhận đã có đầy đủ sức khỏe để thực hành nghề nghiệp do cơ sở khám chữa bệnh có đủ điều kiện cấp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp. 
  • Bản photo hộ khẩu thường trú và chứng minh nhân dân công chứng hoặc chứng thực.
  • Sơ yếu lý lịch theo Mẫu 03 Phụ lục I Nghị định 109/2016/NĐ-CP có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác hoặc có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú.

3.1 Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề cho người nước ngoài cần lưu ý

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
  • Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn (nếu là văn bản do tổ chức nước ngoài cấp thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt, chứng thực công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam).
  • Giấy xác nhận quá trình đã thực hành tại cơ sở y tế có thẩm quyền. (Giấy xác nhận quá trình thực hành do tổ chức nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam);
  • Giấy chứng nhận đã sử dụng tiếng Việt thành thạo, hoặc giấy chứng nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác, giấy chứng nhận đầy đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh. 
  •  Bản sao có chứng thực giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp;
  • Giấy chứng nhận có đầy đủ sức khỏe để hành nghề khám chữa bệnh do cơ sở khám chữa bệnh có đầy đủ thẩm quyền cấp. 
  • Hai ảnh 4x6cm được chụp lên trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn. 

4. Trình tự thực hiện xin cấp chứng chỉ hành nghề y

Điều kiện chứng chỉ hành nghề

Cần nghiên cứu kĩ các hồ sơ cần nộp để có giấy chứng nhận hành nghề Y

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ, cá nhân cần tiến hành nộp hồ sơ theo các bước dưới đây để có được giấy chứng nhận hành nghề y. 

Bước 1: Những đối tượng khác nhau thì sẽ cần phải nộp hồ sơ tới các ban ngành khác nhau theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Những đối tượng là người đề nghị cấp chứng chỉ thuộc đối tượng tại các Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 thì sẽ gửi hồ sơ về Bộ y tế. Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn nhất định thì gửi hồ sơ về Sở y tế nơi địa bàn mà cơ sở y tế đang làm việc. Trường hợp đối tượng không làm việc ở bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào thì nộp hồ sơ về Sở y tế nơi đối tượng xin cấp chứng chỉ đăng ký thường trú.

Bước 2: Sau khi đã nộp hồ sơ, cá nhân sẽ được nhận về Phiếu tiếp nhận hồ sơ, phiếu đó như một chứng cứ để xác nhận cá nhân đã nộp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tiếp nhận hồ sơ, việc này để tránh trường hợp mất, thất lạc hồ sơ mà không có căn cứ truy cứu. Với những người nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ sở của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được nhận về trực tiếp Phiếu tiếp nhận. Nhưng với trường hợp gửi qua đường bưu điện thì sẽ nhận về sau khoảng thời gian tối đã là 2 ngày kể từ ngày cơ quan tiếp nhận nhận được hồ sơ. 

Bước 3: Chờ đợi. Cụ thể trong khoảng thời gian 20 ngày Bộ Y tế sẽ xem xét hồ sơ của cá nhân và cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân có đủ điều kiện. Cụ thể các trường hợp như sau:

  • Trường hợp cá nhân đã đáp ứng đủ điều kiện hành nghề khám chữa bệnh, trong vòng 10 ngày kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận sẽ tiến hành cấp chứng chỉ hành nghề. 
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trong vòng 5 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận hành nghề về việc hồ sơ chưa hợp lệ để cá nhân có chỉnh lý, bổ sung… tùy từng trường hợp cần thiết. 
  • Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận hành nghề thì Bộ y tế sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do tại sao. 

Lưu ý: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thì cơ quan đó là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, cấp lại và thu hồi chứng chỉ do mình cấp. 

5. Thủ tục xin cấp giấy chứng chỉ hành nghề y cho người nước ngoài

Trường hợp thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề y cho người nước ngoài được quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009 và Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Thủ tục bao gồm các bước cụ thể như sau: 

Bước 1: Đầu tiên không thể thiếu hồ sơ, các cá nhân nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ giấy tờ đã được quy định tại phần 2 của bài viết. 

Bước 2: Cá nhân tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa thuộc Sở y tế. Khi đó bộ phận 1 cửa sẽ trả lại cho cá nhân một Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì trong vòng khoảng 10 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thông báo lại cho cá nhân để cá nhân nhanh chóng hoàn thiện lại hồ sơ. 

Bước 3: Công dân nhận về kết quả tại bộ phận 1 cửa khi đã hoàn thiện hồ sơ đầy đủ. Thời gian trả kết quả trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ. 

6. Trường hợp tịch thu chứng chỉ hành nghề y và xin cấp lại như thế nào?

6.1 Trường hợp tịch thu chứng chỉ hành nghề

Tịch thu hay còn gọi là thu hồi chứng chỉ hành nghề là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong quá trình cá nhân thực hiện chuyên môn nghề nghiệp vi phạm phải các trường hợp đã được quy định theo pháp luật. Các cá nhân hành nghề y cần đặc biệt lưu ý các trường hợp này để tránh phải tình trạng xấu nhất. Các trường hợp được quy định cụ thể trong Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009, Điều 29, cụ thể:

  1. Chứng chỉ hành nghề bị thu hồi trong trường hợp sau đây:

1. a) Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;

1. b) Chứng chỉ hành nghề có nội dung trái pháp luật;

1. c) Người hành nghề không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục;

1. d) Người hành nghề được xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh;

1. đ) Người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp;

1. e) Người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề;

1. g) Người hành nghề thuộc một trong các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 18 của Luật này.

  • Khi  phát hiện ra một trong các trường hợp kể trên Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế sẽ ra quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề. 
  • Trong trường hợp phát hiện người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật mà không thuộc quy định tại điểm d kể trên thì tùy theo tính chất, mức độ sai sót, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật.
  • Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thủ tục thu hồi chứng chỉ hành nghề; thủ tục, thời gian đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề.
  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thủ tục thu hồi chứng chỉ hành nghề; thủ tục, thời gian đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

6.2 Xin cấp lại chứng chỉ hành nghề

Quy định về việc xin cấp lại chứng chỉ hành nghề được quy định cụ thể tại Điều 28 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2008 cụ thể: 

    • Về mặt hồ sơ: Cá nhân cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo như hướng dẫn tại phần 3 của bài viết, ngoài ra, cần phải có thêm Giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục để nộp kèm hồ sơ. 
    • Về mặt thủ tục: Điều 28 cũng đã quy định rất rõ: 
  1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp chứng chỉ hành nghề; trường hợp cần xác minh đối với người được đào tạo ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấp thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 180 ngày; nếu không cấp chứng chỉ hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.
  1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp lại chứng chỉ hành nghề; nếu không cấp lại chứng chỉ hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.
  1. Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Hội đồng tư vấn với sự tham gia của đại diện tổ chức xã hội – nghề nghiệp về y, hội luật gia, cơ sở đào tạo y khoa, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số tổ chức xã hội khác để tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề; đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề; xây dựng các tiêu chuẩn công nhận nội dung, hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục và điều kiện đối với các cơ sở thực hiện cập nhật kiến thức y khoa liên tục; quy định nội dung, hình thức và tổ chức kiểm tra để xác nhận bằng văn bản người biết tiếng Việt thành thạo và người đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.

Giám đốc Sở Y tế thành lập Hội đồng tư vấn với sự tham gia của đại diện tổ chức xã hội – nghề nghiệp về y, hội luật gia, cơ sở đào tạo y khoa, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số tổ chức xã hội khác để tư vấn cho Giám đốc Sở Y tế trong việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề.

  1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.”

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Nha khoa Miền Trung về trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề cho các cá nhân hành nghề trong lĩnh vực khám chữa bệnh. Hi vọng sẽ là nguồn kiến thức bổ ích cho các cá nhân trong quá trình làm việc. Nắm càng rõ các quy định về Điều kiện cấp chứng chỉ, các cá nhân hành nghề Y sẽ càng sớm có cơ hội được làm việc và cống hiến.

Đánh giá bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Nha Khoa Miền Trung
Xin chào! Chúng tôi là đội ngũ của Nha Khoa Miền Trung. Chúng tôi lập nên trang web này nhằm giúp quý độc giả có thể trang bị thêm kiến thức về nha khoa, đánh giá các Nha Khoa nhằm giúp bạn đọc có thể tìm cho mình một trung tâm Nha Khoa uy tín và chất lượng nhất. Đội ngũ làm vì mục đích phi lợi nhuận và quý bạn đọc cảm thấy bài viết hữu ích có thể ủng hộ bằng cách Click vào quảng cáo nếu bạn thực sự thích nó! Xin cảm ơn.

Liên Hệ

trồng răng implant tại đà nẵng

Review Nha Khoa

dana-dental-nha-khoa-da-nang

Nha Khoa Dana Dental và những thông tin bạn cần biết?

Nha khoa Dana Dental là cơ sở nổi tiếng được sáng lập bởi bác sĩ Phạm Minh Tuấn giỏi chuyên môn cùng với hệ thống trang thiết bị được đầu tư hiện đại. Vậy liệu phòng khám có tốt như những lời quảng cáo và bảng giá chi tiết các

Nha khoa sử dụng răng kém chất lượng và bị hở ở chân răng

Bọc răng sứ thẩm mỹ tại Nha khoa Dana có tốt không?

Thời gian gần đây nhu cầu làm răng sứ thẩm mỹ ngày càng tăng. Đã có rất nhiều khách hàng chịu chi, bỏ ra một khoản tiền lớn với mục đích kiến tạo nụ cười thêm hoàn hảo. Lợi dụng sự tin tưởng của khách hàng nhiều cơ sở nha

bọc răng sứ uy tín quảng nam

Top 6 Nha khoa Bọc răng sứ tốt và uy tín tại Quảng Nam

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng giúp mang đến cho răng một dáng vẻ mới, đều đặn và trắng sáng tự nhiên như răng thật. Để chọn địa chỉ làm răng sứ ở đâu tốt tại Quảng Nam, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới

tẩy trắng răng tại quảng nam

Top 5 Nha khoa tẩy trắng răng tại Quảng Nam uy tín và chất lượng

Có khá nhiều nha khoa có dịch vụ tẩy trắng răng ở tỉnh Quảng Nam nhưng để lựa chọn được một địa chỉ chất lượng và giá thành hợp lý thật sự không dễ dàng. Nếu đang băn khoăn về vấn đề này, quý bạn đọc có thể tham khảo

nha khoa uy tín

Top 3 Nha khoa uy tín tại huyện Phong Điền – Thừa Thiên Huế

Sức khỏe răng miệng là vấn đề muôn thuở và cực kỳ quan trọng với mọi người hiện nay. Theo như nghiên cứu, tại Việt Nam có đến hơn 80% dân số mắc phải các vấn đề về răng miệng từ nhẹ đến nặng. Một trong những lý do chủ

trồng răng implant tại quảng nam

Top 6 Nha khoa trồng răng Implant chất lượng tại Quảng Nam

Trồng răng implant là một phương pháp trồng răng cấy ghép cấu tạo bằng titanium có hình dạng (vít) ốc. Nó được dùng cấy trực tiếp vào xương hàm của người bị mất răng để thay thế chân răng đã bị mất trước đó. Và nó sẽ có vai trò