Chào bác sĩ! Em nghe nhiều người nói nhổ răng khôn hàm dưới sẽ rất nguy hiểm và có thể để những lại nhiều biến chứng. Bác sĩ cho em hỏi điều đó có đúng không ạ? Và sau khi nhổ răng khôn thì đau mấy ngày ạ? Em cảm ơn. (Thủy Tiên)
Bạn Thủy Tiên thân mến! Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc của bạn nha khoa Miền Trung xin được giải đáp như sau:

1. Tại sao nên loại bỏ răng khôn?

Răng khôn mọc ở đâu? Tại sao nên loại bỏ răng khôn? Lý do chính vì răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng trong khung hàm. Hơn nữa răng khôn không có chức năm nhai. Đồng thời việc vệ sinh răng khô rất khó khăn. Trong một số trường hợp lợi trùm răng khôn, mọc lệch sẽ gây ảnh hưởng tới những răng bên cạnh. Dưới đây là một số vấn đề có thể xảy đến với bạn khi răng khôn mọc

1.1 Biến chứng khó lường từ răng khôn

Nhiễm khuẩn răng và lợi: Đây có lẽ là biến chứng phổ biến thường gặp nhất ở răng khôn. Mọc răng khôn khiến nướu bị sưng. Điều này tạo điều kiện cho thức ăn giắt vào phần lợi. Phần thức ăn thừa tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm lợi và viêm thân răng.

viem-nuou-rang-khon

Những biến chứng có thể gây ra bởi răng khôn (Ảnh: Internet)

  • U nang xương hàm: Một bệnh lý nữa có thể gây ra bởi răng khôn mọc lệch chính là u nang xương hàm. Phàn u nang có thể chèn ép gây hoại tử xương hàm, các dây thần kinh và phần răng. Vì vậy. nếu bạn quan sát có những trường hợp bất thường ở phần xương hàm, bạn nên tới các chuyên khoa răng hàm mặt để được kiểm tra sớm nhất.
  • Sâu răng: Răng khôn mọc lệch gây sưng nướu và tổ thương cho những răng kế bên. Từ đó, răng không vô tình tạo nên môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Khi răng sâu trở nên trầm trọng, chúng có thể gây phá hủy các răng bên cạnh. Đồng thời, gây phá hủy cấu trúc quai hàm trong trường hợp xấu nhất.
  • Bệnh về nướu: Các bệnh về nướu như viêm, sưng. Đây là những bệnh thường gặp nhất do răng khôn gây ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do vi khuẩn phát triển trên những phần thức ăn thừa tích tụ trong khoang nướu. Từ đó, những vi khuẩn này gây viêm nướu răng.

2. Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm hay không?

So với nhiều tiểu phẫu thuật khác trên cơ thể thì nhổ răng là một thủ thuật không quá phức tạp, có thể dễ dàng thực hiện bởi các bác sĩ chỉnh nha có chuyên môn. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của các thiết bị y tế hiện đại đảm bảo vô trùng hoàn toàn cùng công nghệ tiên tiến cũng giúp cho ca niềng răng diễn ra suôn sẻ, chính xác. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý trường hợp răng khôn nằm ở vị trí ảnh hưởng đến dây thần kinh, nếu nhổ răng có thể dẫn đến một số biến chứng không thể lường trước.

Trước khi thực hiện hoặc quyết định có nhổ răng khôn hay không bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, chụp chiếu tình trạng và sự phát triển của răng, hàm tổng thể. Trường hợp răng khôn ảnh hưởng đến răng bên cạnh và các vùng xung quanh bác sĩ sẽ xem xét chỉ định bạn nhổ răng lập tức. Trường hợp răng khôn mọc sát bên trong, mọc ngầm gây khó khăn cho quá trình ăn nhai và vệ sinh thì bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cho bạn để khắc phục tình trạng này sớm.

Tuy là một thủ thuật không quá phức tạp, diễn ra nhanh chóng và không gây nguy hiểm nhưng nếu bạn không thực hiện nhổ răng tại nha khoa chất lượng có thể dẫn đến nhiều rủi ro, biến chứng khôn lường. Cụ thể bạn có thể đối mặt với một số biến chứng sau đây:

2.1 Viêm ổ răng khô hoặc có mủ

Viêm ổ răng là biến chứng nhiều người gặp phải khi thực hiện nhổ răng tại cơ sở nha khoa kém chất lượng.Đây là tình trạng các cục máu đông không được hình thành sau khi nhổ răng khôn. Dây thần kinh, xương cơ và mô mềm không được bảo vệ nên dễ tổn thương gây nên nhiều biến chứng. Người thực hiện nhổ răng có thể bị đau nhức kéo dài khoảng 5 đến 6 ngày kèm theo triệu chứng đau tai, hơi thở có mùi khó chịu,…

Có 2 dạng viêm ổ răng phổ biến là viêm ổ răng khô và viêm ổ răng có mủ:

  • Viêm ổ răng khô là tình trạng cục máu đông bị lệch khỏi vết mổ, không che kín vết thương, không xuất hiện mủ. Thông thường tình trạng này sẽ xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi hoàn thành ca nhổ răng. Xương hàm bị trơ ra khiến tình trạng viêm kéo dài, vết thương lâu lành.
  • Viêm ổ răng có mủ không gây đau đớn như viêm ổ răng khô nhưng người nhổ răng có thể bị sốt, lợi sưng phủ kín ổ răng. Bên cạnh đó vị trí răng khôn đã nhổ có mủ hoặc các hạt rớm máu. Một số trường hợp có thể nổi hạch sau tai và ở cổ…

2.2 Nhiễm trùng

Nhổ răng không không an toàn, không đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng vết thương dẫn đến sưng lớn gây đau đớn trong nhiều ngày. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do dụng cụ, thiết bị dùng để nhổ răng không được vô trùng hoàn toàn hoặc do bệnh nhân sờ tay vào vết thương hoặc vết thương bị nhiễm bẩn. Một số trường hợp bị nhiễm trùng sau nhổ răng là do suy giảm khám thể khiến vi khuẩn phát triển.

2.3 Dây thần kinh bị tổn thương

Dấu hiệu cho thấy bạn đã bị tổn thương dây thần kinh sau khi nhổ răng khôn có thể là cằm, lưỡi, môi, nướu bị ngứa ran, tê buốt… Nguyên nhân là do xương mọc ngầm và đâm vào dây thần kinh dưới ổ răng.

Thông thường tổn thương dây thần kinh có thể được cải thiện sau vài tuần nhổ răng khôn và không gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Tuy nhiên trong một vài trường hợp biến chứng này kéo dài, gây nhiều khó khăn cho quá trình giao tiếp, ăn nhai và vệ sinh răng miệng.

2.4 Sưng mặt

bị sưng mặt sau khi nhổ răng khôn

Đa phần sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân sẽ bị sưng mặt. Tuy nhiên tình trạng này có thể nghiêm trọng nếu quá trình nhổ răng sai kỹ thuật. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng mặt sau khi nhổ răng khôn:

  • Việc tách vạt nướu, mở xương để lấy chân răng ảnh hưởng đến dây thần kinh
  • Vết thương nhổ răng khôn bị nhiễm trùng do không được xử lý sạch sẽ
  • Bệnh nhân chăm sóc, vệ sinh vết thương không đúng cách, hình thành các ổ viêm nhiễm và sưng tấy
  • Bác sĩ nhổ răng không có chuyên môn, kỹ thuật nhổ răng không đúng

Đọc thêm: Nhổ răng khôn mấy ngày hết sưng mặt? Làm sao để khắc phục?

3. Nhổ răng khôn đau mất mấy ngày thì khỏi

Thông thường, nhổ răng khôn tại các địa chỉ nha khoa bạn sẽ mất khoảng 2 – 3 ngày mới có thể hết các cơn đau nhức. Trong khoảng thời gian này, biểu hiện của bệnh nhân sẽ chuyển từ trạng thái đau, buốt (nếu có), dần dần là trạng thái ê, đau nhẹ, rồi sẽ hết đau hoàn toàn và trở lại trạng thái bình thường.

Sau khi kết thúc quá trình nhổ răng, Bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một toa thuốc giúp giảm đau và kháng sinh. Cảm giác đau sẽ bắt đầu khi thuốc tê đã tan hết.  Việc bạn cần làm sau khi đã nhổ răng là mua thuốc theo đơn của Bác sĩ và uống càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, khi nhổ răng xong, bạn nên cắn chặt bông gòn khoảng 30- 60 phút để cầm máu và bớt cảm giác đau. Tránh súc miệng bằng nước muối trong vòng 24h sau khi nhổ răng. Và không cho ổ nhổ răng tiếp xúc với bất cứ thứ gì.

Nếu vết thương bị sưng, bạn có thể dùng đá để chườm lên và làm liên tục vài lần trong ngày. Sau khi nhổ răng nên ăn các thức ăn mềm, dễ nhai để hạn chế tác động đến ổ nhổ răng.

Tùy theo cơ địa của mỗi người mà cơn đau sẽ kéo dài hay ngắn. Bên cạnh đó, bạn cũng phải lựa chọn phòng khám uy tín để chữa trị và được hướng dẫn cụ thể trong quá trình nhổ răng khôn.

Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Nhổ răng khôn có đau không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: cơ địa, tình trạng răng miệng, chế độ chăm sóc răng hậu phẫu, quan trọng nhất là tay nghề của bác sĩ và công nghệ nhổ răng. Bạn có thể hiểu đơn giản theo phân tích ngắn gọn của chúng tôi dưới đây:

3.1 Cơ địa của từng bệnh nhân

Mỗi người sẽ có những đặc tính cơ thể khác nhau để phản ứng lại đối với từng loại bệnh và vết thương. Quá trình lành thương của từng người cũng sẽ khác nhau. Người có cơ địa tốt sẽ lành thương nhanh hơn và ngược lại.

3.2 Tình trạng răng cụ thể

Răng khôn có những trường hợp mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên và một số bệnh lý khiến cho các thao tác của bác sĩ cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, vết thương, mức độ và thời gian lành thương của từng ca phẫu thuật cũng không giống nhau.

3.3 Tay nghề bác sĩ

Nhổ răng khôn là một ca tiểu phẫu đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ rất cao của các bác sĩ bởi chúng có những biến chứng và cách mọc cũng oái oăm hơn những chiếc răng còn lại. Nếu như không cẩn thận sẽ làm tổn thương cấu trúc giải phẫu trong xương hàm như: mạch máu, màng xoang, dây thần kinh làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương của bạn.

3.4 Công nghệ thực hiện

Cùng với tay nghề của bác sĩ, công nghệ nhổ răng khôn đóng vai trò tương đối quan trọng quyết định đến việc nhổ răng khôn đau mấy ngày. Nếu nhổ răng khôn được thực hiện bằng những trang thiết bị hiện đại, tiên tiến thì sẽ không gây ra những cơn đau nhức mà một số người gặp phải.

3.5 Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật

Đây là yếu tố cuối cùng quyết định thời gian lành thương của bệnh nhân. Nếu bạn ăn uống đầy đủ chất, chăm sóc răng miệng cẩn thận thì vết thương sẽ nhanh lành và không bị nhiễm trùng gây đau nhức kéo dài.

4. Hình ảnh thực tế sau khi nhổ răng khôn

khau-sau-khi-nho-rang-khon

Sau khi nhổ răng khôn ổ răng sẽ được khâu kín như vậy để nhanh lành vết thương và không bị thức ăn dắt vào

Sau khi nhổ răng khôn tuỳ trường hợp có thể sẽ bị sưng mặt

can gac sau khi nho rang khon

Bạn sẽ phải cắn gạc để cầm máu sau khi nhổ răng khôn

Đọc thêm: Răng khôn là răng số mấy? Không nhổ răng khôn được không?