Răng cấm là chiếc răng có liên kết với dây thần kinh quan trọng, do đó, khi nhổ răng cấm cần chú ý để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn
Bản chất của nhổ răng là tách chiếc răng ra khỏi các bó dây chằng bao quanh và cố định chiếc răng, kèm theo đó là loại bỏ liên kết mạch máu, dây thần kinh với chiếc răng đã bị hỏng đó. Vì vậy, quá trình nhổ răng cần hết sức lưu ý để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhất là khi bệnh nhân nhổ răng cấm, hãy lưu ý 3 điểm sau đây để có thể nhổ răng an toàn.
Mục Lục Bài Viết
1. Các trường hợp bắt buộc phải nhổ răng cấm?
1.1 Khi nào nên nhổ răng cấm vĩnh viễn
Việc phải nhổ những răng cấm bị sâu thì không ai mong muốn hết. Nếu như không nhổ đi, chúng sẽ gây cho chúng ta nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Chức năng nhai của răng sẽ suy giảm vì những cơn đau nhức.
Không chỉ vậy, nhiều trường hợp răng bị viêm nha chu nặng, tình trạng nhiễm trùng ngày càng lan rộng, nếu không nhổ răng cấm kịp thời thì những răng còn lại trên cung hàm cũng có thể bị ảnh hưởng, hậu quả nặng nhất là gây mất răng toàn hàm.
Vì vậy, với những trường hợp dưới đây, bác sĩ thường chỉ định nhổ răng cấm ngay
Răng bị sâu
Khách hàng có tình trạng sâu răng cấm nghiêm trọng, răng ngày càng bị hư tổn nặng nề và kéo theo những cơn đau dai dẳng thì những răng sâu cần phải được nhổ bỏ, để tránh lây vi khuẩn gây sâu răng sẽ lây lan sang những răng liền kề.
Các răng cấm sâu bị hư hại hết phần thân răng còn chân răng cũng nên được nhổ bỏ
Răng viêm tuỷ
Răng viêm tủy nếu không điều trị sớm thì nhiễm trùng có thể lan rộng, từ đó hình thành những ổ viêm ở chân răng được gọi là viêm cuống răng. Điều này khiến cho chân răng tổn thương nặng và ngày càng yếu đi, thậm chí là hoại tử tủy ở giai đoạn cuối mà không thể điều trị. Lúc này, bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng đi.
Viêm nha chu
Khách hàng bị bệnh nha chu ở cấp độ nghiêm trọng, với tình trạng tiêu xương nhiều, nướu bị tụt thấp hoặc chân răng không còn bám vững khiến răng lung lay, dễ rụng. Với tình trạng này, nhổ răng cấm là điều không thể tránh khỏi.
2. Những điểm quan trọng khi nhổ răng cấm
2.1 Lựa chọn kỹ thuật nhổ răng an toàn, không đau
Đây là kỹ thuật nhổ răng tiên tiến nhất hiện nay, kỹ thuật này cho phép bệnh nhân được nhổ răng cấm một cách nhẹ nhàng, giảm hẳn tổn thương cho răng miệng. Chiếc răng cấm được đưa ra ngoài dần dần, không khiến mạch máu, dây thần kinh, các bó dây chằng đứt ra đột ngột, quá trình nhổ răng an toàn và nhanh chóng. Ngoài ra, việc nhổ răng cấm không đau sẽ giảm những stress cả về mặt thể chất và tâm lý cho bệnh nhân.
2.2 Chỉ nhổ răng ở phòng nha uy tín
Bệnh nhân lưu ý, chỉ nên quyết định nhổ răng cấm khi bệnh nhân đã tìm hiểu kỹ về các phòng nha và lựa chọn được địa chỉ thực sự uy tín. Địa chỉ nhổ răng tốt không chỉ giúp bệnh nhân nhổ răng an toàn, thuận lợi mà còn đưa ra những chỉ dẫn, hướng dẫn cần thiết nhất, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân sau khi nhổ răng.
2.3 Chăm sóc răng miệng đúng cách sau nhổ răng
Bệnh nhân cần đảm bảo cho quá trình lành thương sau nhổ răng cấm theo cách thuận lợi nhất. Chế độ ăn uống, loại thức ăn, chế độ chăm sóc răng, chế độ nghỉ ngơi là yếu tố đặc biệt cần lưu ý.
3 điểm trên đây là 3 điểm quan trọng không thể bỏ qua khi bệnh nhân nhổ răng cấm. Đảm bảo 3 yếu tố trên, bệnh nhân sẽ loại bỏ được chiếc răng gây khá nhiều rắc rối khi gặp vấn đề này một cách thuận lợi nhất.
2.4 Những thời điểm tránh nhổ răng cấm
Tuy nhổ răng cấm theo đúng chỉ định là rất cần thiết nhưng bạn phải lưu ý rằng không phải lúc nào cũng thực hiện nhổ răng cấm được. Dưới đây là 4 thời điểm cần tránh nhổ răng cấm:
Người đang bị viêm lợi, nướu: Nếu bệnh nhân đang bị viêm lợi thì không nên nhổ răng cấm vì dễ gây viêm nhiễm nặng, có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu không biết cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng tốt.
Phụ nữ đang mang thai: Ở giai đoạn mang thai, lượng canxi trong cơ thể người mẹ có sự xáo trộn gây ảnh hưởng đến quá trình nhổ răng. Bên cạnh đó, khi mang thai tuyệt đối không nên nhổ răng cấm vì dễ gây viêm, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ bị đau răng cấm thì cần có sự hướng dẫn và theo dõi sát sao của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau khi chưa có chỉ định cụ thể.
Người mới ốm dậy: Thời điểm này cơ thể đang yếu, hệ miễn dịch bị suy giảm nên quá trình phục hồi vết thương sẽ rất lâu, có thể gây ra hậu quả khó lường.
Người đang trong chu kỳ kinh nguyệt: Vì cơ thể các bạn nữ trong giai đoạn này rất nhạy cảm. Đồng thời có nhiều biến đổi như mệt mỏi, người trữ nước. Ngoài ra, phần niêm mạc dễ sưng tấy và máu cũng loãng hơn bình thường. Nhổ răng cấm lúc này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn, chảy máu nhiều và khó cầm máu, từ đó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng.
3. Những việc lưu ý khi nhổ răng cấm
Cắn gạc cầm máu trong 30-45 phút
Nhổ răng sẽ khiến bạn hơi đau và khó chịu nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì nó sẽ hết sau 1 ngày, sau đó thì bạn sẽ thấy ổn. Sau khi nhổ răng xong, bạn cần lưu ý một số vấn đề trong việc chăm sóc:
- Uống thuốc theo đơn và chỉ định của bác sĩ.
- Cắn gạc để cầm máu trong khoảng 30-45 phút.
- Sau khi nhổ răng hiện tượng sưng tấy khá phổ biến, bạn nên chườm đá bên ngoài 30 phút, sau đó nằm nghỉ 30 phút rồi tiếp tục.
- Sau 24 giờ đầu, bạn nên súc miệng bằng nước muối nhạt.
- Sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần nghỉ ngơi đầy đủ để vết thương nhanh lành và hồi phục.
- Ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, bạn nên ăn nhẹ, ăn lỏng, lạnh, tránh đồ ăn nóng, cứng.