Hôi miệng là một căn bệnh khá nhạy cảm, nó không nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh nhưng tiềm ẩn đằng sau đó là những cơn dày dò về tinh thần đến mức người bệnh mất hết cả sự tự tin – lòng lạc quan- niềm vui trong cuộc sống.
Hãy thử tưởng tượng, trong một không gian thật lãng mạn, 2 người hôn nhau, hai môi chạm vào nhau mà phải chịu đựng một mùi thật khó chịu thì còn muốn yêu đương gì nữa. Tuy nhiên, nếu bạn yêu đối phương thật lòng, thì không có gì là không thể. Bài viết này sẽ giải đáp giúp quý độc giả xem liệu hôi miệng có lây khi hôn nhau hay không và cách trị bệnh hôi miệng.
Mục Lục Bài Viết
1. Hôi miệng có bị lây qua đường miệng hay không?
Bệnh hôi miệng được coi là nguyên nhân để giải tán đám đông nhanh nhất. Người mắc căn bệnh này luôn mang nỗi tự ti mỗi khi có người yêu hoặc ăn uống trong tập thể, giao tiếp mọi người. Vậy bệnh hôi miệng có bị lây qua đường miệng hay không?
Bệnh hôi miệng có bị lây khi đang hôn nhau hay không?
Các nguyên nhân gây hôi miệng khi hôn nhau
Thức ăn gây hôi miệng: Nếu như vừa mới ăn xong mà hôn nhau thì có thể sẽ xuất hiện mùi hôi. Những mảnh thức ăn thừa còn sót lại trên răng chính là thủ phạm tạo nên những con vi khuẩn gây hôi miệng. Trong thức ăn có chứa tỏi, ớt thì cũng sẽ tạo ra mùi hôi vì các thành phần của chúng lưu chuyển theo dòng máu, đi tới phổi và gây tác động tới hơi thở. Để chuẩn bị tinh thần có một nụ hôn sâu kiểu Pháp thì nên súc miệng trước khi hôn cho an toàn hoặc tránh các thức ăn có chứa tỏi, ớt, đặc biệt là mắm tôm nhé!
Hãy hỏi người yêu bạn có hút thuốc không. Những người sử dụng thuốc lá cũng rất hay bị một bệnh lý là viêm nha chu, một nguyên nhân hay gặp của chứng hôi miệng. Nếu người yêu bạn yêu bạn thật lòng thì nên khuyên anh ta bỏ thuốc, còn nếu anh ta chọn thuốc lá thay bạn thì tốt nhất nên chia tay, lúc này bạn không cần quan tâm anh ta có hôi miệng hay không nữa rồi!
Không chịu vệ sinh răng thường xuyên, thức ăn thừa sẽ dần dần hình thành các mảng bám gây mùi hôi khó chịu.
Nước bọt có vai trò làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảnh thức ăn có thể tạo mùi. Vậy nên khi nước bọt tiết ra ít thì khoang miệng sẽ xuất hiện mùi hôi. Trường hợp này thường xảy ra trong lúc ngủ. Vậy nên, nếu ai có thói quen hôn nhau chào buổi sáng thì nhớ chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ đã nhé vì đa phần mọi người sẽ bị hôi miệng buổi sáng.
Mới nhổ răng, hỏng răng sẽ khiến khoang miệng bị nhiễm khuẩn hoặc không thể vệ sinh sạch sẽ được. Từ đó, mùi hôi cũng xuất hiện.
Hoặc nếu bạn trai bạn đang bị viêm amidan thì hơi thở cũng sẽ có mùi hôi. Vì vậy nếu người yêu bạn bị hôi miệng thì có thể do bệnh lý về miệng, thức ăn, thói quen sinh hoạt.
Từ các nguyên nhân trên ta có thể thấy hôi miệng xuất phát chủ yếu là do vi khuẩn răng miệng. Theo các bác sĩ nha khoa, hôi miệng không thể lây lan qua đường tiếp xúc ở cự ly gần bởi vi khuẩn không thể di chuyển từ người sang người mà chỉ tập trung tại các ổ viêm nhiễm, sâu răng và mảng bám trong khoang miệng.
Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm hôi miệng không thể lây khi bạn đang hôn hoặc ăn uống, giao tiếp với nhau hàng ngày.
Tuy nhiên bệnh hôi miệng có do di truyền không? Đây là căn bệnh có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái do truyền thống gia đình bị các bệnh trào ngược ngược dạ dày, thực quản.
2. Cách điều trị hôi miệng
Để điều trị hôi miệng tốt nhất, trước tiên, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh là gì. Nếu hôi miệng là do các vấn đề răng miệng, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
2.1 Điều trị hôi miệng theo cách dân gian
Khi xác định được hôi miệng có lây không, bạn có thể yên tâm điều trị dứt điểm bệnh mà không sợ bị người khác đổ thừa. Hiện nay, có rất nhiều cách điều bài thuốc dân gian để chữa bệnh này mà rất dễ thực hiện, chi phí vô cùng hạt “rẻ”.
- Súc miệng nước chanh: Chanh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn răng miệng và ngăn ngừa mùi hôi rất tốt. Hãy thả vài lát chanh hoặc vắt chúng vào nước và súc miệng nhiều lần. Mảng bám sẽ giảm bớt và mùi hôi miệng biến mất chỉ sau 1 tuần
- Nhai gừng tươi: Gừng cũng là nguyên liệu dễ tìm kiếm nhất trong gia đình bạn có tác dụng không ngờ đối với các bệnh răng miệng. Bạn nên nhai gừng tươi và chà sát chúng vào thân răng để loại bỏ cao răng, vi khuẩn. Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ chúng ra khỏi miệng.
2.2 Điều trị hôi miệng tại phòng khám nha khoa
Những phương pháp dân gian trên chỉ hiệu nghiệm đối với các trường hợp hôi miệng nhẹ. Đối với các mảng bám cứng đầu và hôi miệng lâu năm, bạn cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ.
Các bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng công nghệ lấy cao răng không đau, không chảy máu để tiêu diệt tận gốc ổ trú ngụ của vi khuẩn, sau đó vệ sinh răng miệng sạch sẽ để xóa mùi hôi miệng của bạn vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu là do cao răng đều được xử lý triệt để tại nha khoa.
3. Cách phòng ngừa hôi miệng lây lan tốt nhất
Mặc dù đã có câu trả lời hôi miệng có bị lây không nhưng bạn cũng nên đề phòng bệnh có thể quay trở lại hoặc xảy ra với chính những người xung quanh. Dưới đây là một vài lưu ý để ngăn chặn mùi hôi miệng sớm nhất
- Không nên dùng chung nhiều vật dụng với người có dấu hiệu hôi miệng để tránh các bệnh về răng miệng.
- Uống nhiều nước, giữ miệng luôn ẩm để vi khuẩn không thể bám trụ vào răng gây hôi miệng.
- Nhai kẹo cao su không đường: Việc nhai kẹo cao su sẽ kích thích tiết nước bọt, tránh khô miệng.
- Ăn thực phẩm chứa nhiều nước và chất xơ: Bạn nên ăn những loại quả như táo, dưa, dâu, sữa chua bởi chúng chứa nhiều chất có lợi và khi tiếp xúc với răng như một loại “bàn chải từ thiên nhiên” để loại bỏ mảng bám.
- Tránh các thực phẩm gây mùi hôi như: tỏi, hành, sầu riêng, mắm tôm,…
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: chải răng 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa để lấy hết thức ăn còn mắc kẹt – nguyên nhân gây hôi miệng cho bạn.
- Kết hợp lấy cao răng định kì 3 – 6 tháng 1 lần.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi hôi miệng có lây khi đang hôn nhau hay không. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại hoặc inbox để tư vấn miễn phí!