Mục Lục Bài Viết
1. Tại sao cần vệ sinh lưỡi?
Không chỉ ở răng và lợi, lưỡi cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây hại cùng nhiều hợp chất dễ bám từ thực phẩm ăn uống hàng ngày. Vệ sinh lưỡi đúng cách là bước không thể thiếu khi vệ sinh răng miệng hàng ngày, giúp bạn có được hơi thở thơm mát và phòng ngừa các bệnh về lưỡi.
Dụng cụ cạo lưỡi cạo sạch mảng bám trên lưỡi
Mặc dù vậy hiện nay, không thực sự nhiều người đang làm đúng bước vệ sinh lưỡi, thậm chí bỏ qua hoàn toàn việc vệ sinh lưỡi hàng ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra, thói quen vệ sinh lưỡi thường xuyên sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích như:
1.1. Giảm vi khuẩn trên lưỡi gây bệnh răng miệng và mùi hôi miệng
Một nghiên cứu được đăng tải trên BMC Oral Health năm 2014 đã chỉ ra, thói quen vệ sinh lưỡi giúp loại bỏ đáng kể vi khuẩn có hại bám và sinh sống trên bề mặt lưỡi. Vi khuẩn này chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng và mùi hôi khó chịu.
1.2. Giảm hợp chất gây hôi miệng
Các hợp chất hữu cơ có mùi, hợp chất có màu thường bám nhiều trên bề mặt lưỡi khi chúng ta ăn uống hàng ngày song do màu sắc của lưỡi mà ít người nhận thấy. Trong đó có chất volatile là chất gây ra mùi hôi miệng, bám rất nhiều trên lưỡi. Bạn có thể loại bỏ đến 75% lượng hợp chất này khi dùng nạo lưỡi đúng cách hoặc 45% khi dùng bàn chải đánh răng.
1.3. Giảm mảng bám ở lưỡi
Thực tế lưỡi cũng có mảng bám khi vệ sinh không tốt, sử dụng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng đều có tác dụng loại bỏ tốt mảng bám. Nếu không có thói quen này, thức ăn thừa và các hợp chất hữu cơ có thể gắn chặt lên lưỡi tạo mảng bám màu trắng, ngà, là nguyên nhân gây hôi miệng và bệnh nấm lưỡi.
1.4. Mang đến cảm giác dễ chịu, sạch sẽ
Những người có thói quen vệ sinh lưỡi hàng ngày cho biết, họ cảm giác sảng khoái, tươi mới, sạch sẽ và từ đó trở nên tự tin hơn mỗi ngày.
1.5. Giúp bạn cảm nhận hương vị tốt hơn
Vệ sinh lưỡi loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên lưỡi, giúp bạn cảm nhận tốt hơn hương vị của các món ăn, đặc biệt là các món ăn chứa đường và acid citric. Vì thế, bạn có thể ăn ngon miệng và cảm thấy hạnh phúc hơn mỗi ngày.
Với những lợi ích đem lại, nếu bạn đang không có thói quen vệ sinh lưỡi hoặc đang vệ sinh lưỡi không đúng cách, hãy tìm hiểu cách làm sạch lưỡi được chuyên gia Nha khoa Miền Trung chia sẻ dưới đây.
2. Các cách vệ sinh lưỡi tránh hôi miệng
2.1 Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi làm sạch lưỡi
Để làm sạch và vệ sinh răng miệng kỹ hơn nên sử dụng một dụng cụ cạo lưỡi. Công cụ này thường được làm bằng nhựa mềm, dẻo và nhẹ nhàng lột lớp mảnh vụn dựa trên chất nhầy mỏng từ lưỡi.
Dụng cụ nạo lưỡi được bán khá nhiều trên mạng
Dụng cụ nạo lưỡi đem lại hiệu quả làm sạch tốt hơn so với sử dụng bàn chải hay nước súc miệng, đặc biệt là chất VSC gây ra mùi hôi miệng rất đặc trưng. Bạn có thể mua dụng cụ nạo lưỡi tại các cơ sở nha khoa hoặc hiệu thuốc, sử dụng hàng ngày 1 – 2 lần sau khi đánh răng theo các bước sau:
-
Đưa lưỡi ra ngoài nhiều nhất có thể.
-
Đặt dụng cụ nạo lưỡi ở phía cuống lưỡi.
-
Nhấn nạo lưỡi và di chuyển dụng cụ từ cuống lưỡi về phía đầu lưỡi.
-
Rửa sạch dụng cụ bằng nước ấm.
-
Súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ nước bọt cũng như chất bẩn còn sót lại.
-
Thực hiện lặp lại các động tác trên 2 – 5 lần, điều chỉnh nơi đặt nạo lưỡi và nhấn lực phù hợp.
Sau khi vệ sinh lưỡi, cần rửa sạch dụng cụ nạo lưỡi, để nơi khô ráo để dùng cho lần tiếp theo. Dụng cụ này có thể được cấu tạo bằng nhựa và kim loại với nhiều kiểu dáng khác nhau, bạn có thể dễ dàng lựa chọn dụng cụ phù hợp với bản thân.
Nếu lưỡi của bạn cảm thấy đau hoặc bắt đầu chảy máu, bạn đang sử dụng dụng cụ cạo lưỡi với quá nhiều lực. Làm việc chậm và với áp lực nhẹ. Tập trung vào trung tâm của lưỡi, nơi phần lớn vi khuẩn gây mùi tập trung
2.2 Súc miệng bằng nước muối
Đây là một trong những phương pháp giúp vệ sinh răng miệng hiệu quả nhất. Sau khi đánh răng, bạn nên súc miệng bằng nước muối sẽ làm sạch cuống họng, hạch admidan và những góc khuất mà bàn chải đánh răng không thể vệ sịnh hết.
Cách làm sạch lưỡi bằng nước súc miệng
Bạn có thể tìm mua nước súc miệng ở các hiệu thuốc, siêu thị hoặc tự làm. Bằng cách pha 1 cốc nước ấm với 1 thìa cafe muối để súc miệng hằng ngày.
2.3 Dùng bàn chải đánh răng
Sử dụng loại bàn chải mềm, có răng cưa ở phía sau mặt bàn chải. Sau khi đánh răng, bạn có thể sử dụng để làm sạch loại bỏ những máng bám đi.
Cách thực hiện như sau:
-
Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm.
-
Đưa lưỡi ra ngoài nhiều nhất có thể.
-
Đặt bàn chải đánh răng ở cuống lưỡi: Có thể là mặt bàn chải hoặc mặt sau nếu có.
-
Chải nhẹ bàn chải dọc theo lưỡi.
-
Súc miệng để loại bỏ hết nước bọt thừa và cặn bẩn, rửa lại bàn chải với nước ấm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kem đánh răng kết hợp với bàn chải đánh răng để làm sạch lưỡi. Nhưng lưu ý chỉ thực hiện trong thời gian ngắn, tránh thuốc đánh răng rơi xuống cổ họng.
3. Kỹ thuật dùng bàn chải lưỡi tránh hôi miệng?
Sau khi bạn đã đánh răng tốt, hãy tập trung vào lưỡi của bạn. Nó đủ đơn giản để sử dụng lông bàn chải đánh răng của bạn. Bạn cũng có thể thử một bàn chải chuyên dụng với chất làm sạch lưỡi tích hợp ở phía sau đầu, chẳng hạn như bàn chải đánh răng Colgate ®360
Kỹ thuật chải lưỡi đúng cách tránh hôi miệng
Lưỡi chứa vi khuẩn và các hạt thức ăn bị mắc kẹt dưới một lớp chất nhầy mỏng. Loại bỏ sự tích tụ gây mùi này bằng cách sử dụng một ít kem đánh răng và cẩn thận chải đầu lưỡi. Bắt đầu bằng cách chạm tới mặt sau của lưỡi, và sau đó tiến về phía mở miệng. Sau đó, chải toàn bộ bề mặt trên của lưỡi bằng áp lực nhẹ và kết thúc bằng cách súc miệng lại bằng nước.
4. Bao lâu nên vệ sinh làm sạch lưỡi 1 lần?
Mỗi lần bạn đánh răng và xỉa răng, hãy kết thúc thói quen chăm sóc răng miệng bằng cách làm sạch lưỡi. Tối thiểu là một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu bạn bị khô miệng hoặc nhận thấy mùi hôi trong miệng vào giữa trưa, hãy thử làm sạch lưỡi để khắc phục tình trạng này. Nước súc miệng được sử dụng sau khi sử dụng bàn chải vệ sinh răng miệng, để giúp giữ ẩm miệng và tiêu diệt thêm vi khuẩn.
Hãy nhớ rằng, duy trì hơi thở thơm mát vượt xa việc đánh răng thông thường. Tập các cách làm sạch lưỡi như một thói quen hằng ngày, sẽ giúp hơi thở của bạn thơm tho và tươi mát. Ngoài ra, hãy đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng, phát hiện và điều trị sớm nếu có vấn đề bất thường.
Hôi miệng là tình trạng do rất nhiều nguyên nhân kết hợp. Nếu bạn gặp phải tình trạng này thì cần phải giải quyết từng nguyên nhân một. Xem thêm bài viết sau để hiểu rõ hơn về hôi miệng: Răng khôn gây Hôi miệng có nên nhổ hay không?