Baking soda là một loại bột màu trắng có tính kiềm tự nhiên, tác dụng rất tốt trong việc tẩy rửa. Hiện nay, baking soda được bày bán ở rất nhiều nơi có công dụng làm đẹp như tẩy tế bào chết, trị mụn, trị thâm,… Ngoài ra, chữa hôi miệng bằng baking soda là công dụng tuyệt vời bạn không thể bỏ qua.
Hình ảnh Baking soda có thể được dùng để trị hôi miệng hiệu quả
Mục Lục Bài Viết
- 1. Baking Soda là gì?
- 2. Baking Soda có trị hôi miệng được không?
- 2.1 Chữa hôi miệng bằng baking soda và nước
- 2.2 Cách chữa hôi miệng bằng baking soda và chanh
- 2.3 Chữa hôi miệng bằng baking soda kết hợp với muối
- 2.4 Chữa hôi miệng bằng baking soda pha với mật ong
- 2.5 Chữa hôi miệng bằng baking soda và kem đánh răng
- 2.6 Trị hôi miệng với Baking Soda và Tinh dầu bạc hà
- 2.7 Kết hợp Baking Soda và giấm táo trị hôi miệng
- 3. Những lưu ý khi chữa hôi miệng bằng Baking Soda
1. Baking Soda là gì?
Baking soda có công thức hóa học là NaHCO3, là một chất rắn, màu trắng, nhưng thông thường chúng ta vẫn thấy chúng tồn tại ở dạng bột mịn. Baking soda không mùi, có vị mặn, là thành phần hòa tan của nhiều loại nước khoáng thiên nhiên. Với người Việt Nam, tên gọi baking soda còn khá mới mẻ, nhưng với các Châu Âu, loại muối này thường được sử dụng làm phụ gia trong rất nhiều loại thực phẩm.
2. Baking Soda có trị hôi miệng được không?
Vấn đề mà nhiều người hay thắc mắc là “Baking Soda trị hôi miệng được không?” thì câu trả lời là CÓ. Không chỉ làm hết mùi hôi miệng mà Baking Soda còn có tác dụng là làm sạch và tẩy trắng răng nữa đấy.
Do đó, nếu đã có sẵn số lượng lớn Baking Soda ở nhà, quý độc giả nên tận dụng chúng để cải thiện tình trạng hôi miệng bằng một trong các cách sau đây:
2.1 Chữa hôi miệng bằng baking soda và nước
Cách thực hiện:
– Dùng 2 thìa cà phê baking soda cho vào với 300 ml nước ấm sau đó hòa tan. Lấy dung dịch này để súc miệng hoặc đánh răng là cách đơn giản và ít tốn kém nhất bạn có thể thực hiện tại nhà.
– Riêng baking soda đã có tác dụng ngăn ngừa sâu răng và mảng bám trên miệng – nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu của bạn.
– Sau đó nhớ đánh răng lại bằng kem đánh răng chứa floride để tăng cường sức mạnh loại bỏ mảng bám và bảo vệ hàm răng chắc khỏe.
– Thực hiện 2 lần/ tuần để phát huy công dụng tốt nhất.
Chú ý: Khi súc miệng với nước chứa baking soda, bạn cần súc miệng thật mạnh để đánh bật vi khuẩn, cao răng trong từng ngóc ngách của răng. Đối với phương pháp chải răng, hãy di chuyển bàn chải thật nhẹ nhàng, đừng quên phần lưỡi và nướu răng, nơi tập trung rất nhiều cặn bẩn bạn thường bỏ qua.
2.2 Cách chữa hôi miệng bằng baking soda và chanh
Cách làm:
– Vắt nước cốt chanh và baking soda theo tỉ lệ 1:1, sau đó hòa tan đến khi xuất hiện bọt.
Tương tự như phương pháp trên, hãy dùng bàn chải để chải khắp răng. Chanh và baking soda đều có tác dụng tẩy rửa mảng bám gây ố vàng răng và loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng nên đây chính là sự kết hợp hoàn hảo cho những ai còn tự ti về hơi thở của mình.
Chữa hôi miệng bằng baking soda và chanh
Chú ý: Chanh có tính axit rất mạnh có thể làm bào mòn men răng, khiến răng dễ nhạy cảm nên bạn không nên quá lạm dụng nhé!
2.3 Chữa hôi miệng bằng baking soda kết hợp với muối
Như đã biết, muối có tác dụng trung hòa độ pH và kháng khuẩn rất tốt. kết hợp cùng baking soda có thể đẩy lùi vi khuẩn và mùi hôi trong miệng của bạn.
Chữa hôi miệng bằng baking soda và muối
Cách làm:
Lấy khoảng 300 ml nước ấm, sau đó cho vào đó 1 thìa cà phê muối và 1 thìa cà phê baking soda rồi hòa lẫn với nhau.
Sử dụng hỗn hợp này súc miệng mỗi ngày, chỉ sau 1 tuần, bạn sẽ thấy răng sạch bóng, không còn dấu vết của mảng bám hôi miệng.
2.4 Chữa hôi miệng bằng baking soda pha với mật ong
Một phương pháp khác khi thực hiện chữa hôi miệng bằng baking soda là kết hợp cùng mật ong. Đây là cách có thể chữa hôi miệng từ trong dạ dày chứ không chỉ riêng khoang miệng.
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chữa viêm nhiễm rất tốt, khi kết hợp cùng baking soda để uống sẽ giúp cân bằng độ pH trong dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn và tiệt trùng mùi hôi.
Thực hiện:
Vẫn lấy 1 cốc nước ấm, trộn cùng một lượng vừa đủ mật ong và baking soda rồi uống trực tiếp. Cách này tốt nhất là dùng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy để rửa trôi các cặn bẩn trong khoang miệng, dạ dày và đường ruột.
Uống khoảng 3-4 lần/tuần cho đến khi hết hôi miệng thì dừng lại.
2.5 Chữa hôi miệng bằng baking soda và kem đánh răng
Cách chữa hôi miệng bằng baking soda này không chỉ sạch khuẩn mà kem đánh răng có hương thơm mát, giúp răng trắng sáng, đồng thời bảo vệ men răng của bạn.
Cách làm: Trộn 1/4 thìa cà phê baking soda với lượng kem đánh răng vừa đủ rồi dùng để chải răng. Thực hiện một lần mỗi ngày trong vòng 1 tuần, chắc chắn bạn sẽ thấy hơi thở được cải thiện rõ rệt.
2.6 Trị hôi miệng với Baking Soda và Tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà có mùi thơm mát tự nhiên, khi kết hợp cùng Baking Soda sẽ tạo ra hiệu quả mạnh mẽ trong việc đẩy lùi mùi hôi miệng do vi khuẩn.
Trước tiên, chúng ta cần hòa Baking Soda với nước để có một hỗn hợp sệt. Sau đó, cho vào hỗn hợp một vài giọt tinh dầu bạc hà. Dùng hỗn hợp đã nhỏ tinh dầu để chải kĩ các mặt răng và súc miệng lại thật sạch với nước.
Đối với cách này, cháu cũng chỉ nên làm 2 lần một tuần vừa đảm bảo hiệu quả thực hiện vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho răng.
2.7 Kết hợp Baking Soda và giấm táo trị hôi miệng
Sự kết hợp giữa Baking Soda và giấm táo luôn được đông đảo mọi người áp dụng và công nhận sự hiệu quả của chúng trong các trường hợp trị hôi miệng tại nhà, loại bỏ các mảng bám chân răng nhanh chóng.
+ Chuẩn bị nguyên liệu:
1 thìa cà phê bột Baking Soda và 2 thìa cà phê giấm táo.
+ Cách thực hiện:
Bạn có thể thực hiện cách này rất đơn giản có thể chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu rồi trộn đều các nguyên liệu trên thành hỗn hợp loãng, tỷ lệ giấm táo sẽ cao hơn so với bột Baking Soda.
Cuối cùng dùng bàn chải răng chà hỗn hợp này lên răng trong vòng 10 phút, sau đó súc miệng lại với nước ấm sẽ giúp loại bỏ các mảng bám trên răng nhanh chóng hơn, trả lại hơi thở thơm tho đáng ngạc nhiên.
3. Những lưu ý khi chữa hôi miệng bằng Baking Soda
Baking soda là chất tẩy trắng tuy phát huy công dụng hiệu quả để loại bỏ mùi hôi nhưng có thể làm mòn men răng nếu bạn sử dụng với tần suất quá nhiều và thao tác chà xát quá mạnh.
Người có răng nhạy cảm, ê buốt không nên áp dụng phương pháp này.
Khi sử dụng phương pháp này không nên bỏ qua các bước chăm sóc răng miệng cơ bản như: chải răng 2 lần/ngày với kem đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa, súc miệng nước muối sau khi ăn,…
Hạn chế sử dụng thực phẩm gây mùi hôi miệng như hành, tỏi, thuốc lá, rượu bia…
Lấy cao răng và chăm sóc răng miệng định kỳ 3-6 tháng/lần để loại bỏ mảng bám cứng đầu, xóa sạch mùi hôi miệng triệt để.
Nếu bạn áp dụng những cách trên mà mùi hôi miệng vẫn không thuyên giảm, hãy gọi điện đến số hotline hoặc inbox để được tư vấn miễn phí!