Ai cũng biết, răng hàm là những chiếc răng đóng vai trò chính yếu, chủ chốt trong quá trình ăn nhai và sức khỏe răng miệng. Do đó, nếu một ngày nào đó, một trong những chiếc răng này gặp vấn đề và cần nhổ bỏ, bạn nên chọn loại phương pháp trồng răng nào? Liệu có nên chọn trồng răng hàm sứ?
Mục Lục Bài Viết
1. Sơ nét về phương pháp trồng răng sứ
Trồng răng sứ là phương pháp phổ biến được nhiều người lựa chọn để phục hồi răng đã mất. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê bệnh nhân, sau đó mài dũa 2 răng kế cận của răng cần phục hồi nhằm đặt trụ răng, sau đó lưu giữ thân răng sứ bên trên.
Phương pháp trồng răng sứ có nhiều ưu điểm như giá thành phải chăng, tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, tuổi thọ của răng sứ cũng kéo dài, đều màu và tự nhiên. Hơn thế nữa, bệnh nhân sẽ ngay lập tức sở hữu nụ cười trắng sáng, xinh đẹp và rạng rỡ với những chiếc răng sứ xinh xắn của mình.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại răng nào cũng nên áp dụng phương pháp này. Vậy liệu có nên áp dụng phương pháp trồng răng sứ cho răng hàm hay không?
2. Tuổi thọ của răng sứ và giá tiền
Thời gian sử dụng của răng cũng là yếu tố khiến chúng ta quyết định có nên bọc răng sứ không? Tuổi thọ của răng sứ sẽ được phụ thuộc vào chất liệu sứ cũng như công nghệ và phương pháp làm răng. Trong đó, loại sứ mà bạn chọn sẽ mang tính quyết định chủ yếu.
- Răng sứ kim loại ( chú yếu là titan) có tuổi thọ từ 5-10 năm, nhưng nếu chăm sóc tốt có thể kéo dài đến 15 năm.
- Răng thép sứ có giá 1triệu/ chiếc, còn răng titan có giá 2 triệu/ chiếc, với mức bảo hành là 5 năm.
- Răng toàn sứ : Tuổi thọ kéo dài từ 15-20 năm thậm chí là vĩnh viễn nếu bạn chăm sóc răng cẩn thận và tỉ mỉ, với loại răng sứ cao cấp này thì mức giá dao động sẽ tầm từ 5-6,5 triệu/ chiếc, chế độ bảo hành tới 10 năm.
3. Có nên trồng răng hàm sứ?
Nếu như bạn chọn phương pháp trồng răng sứ để làm lại răng hàm của mình, bạn có thể dễ dàng nhận thấy những ưu điểm lớn của chúng như:
– Mang lại khả năng ăn – nhai gần như hoàn hảo.
– Tính thẩm mỹ và tuổi thọ của răng cao, có thể kéo dài hơn 30 năm nếu bạn chăm sóc tốt.
Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện trồng răng hàm bằng cầu răng sứ, các nha sĩ buộc phải tiến hành mài bớt đi 2 răng kế cận răng đã mất để làm trụ gắn cầu răng. Răng kế cận của răng hàm sẽ là răng hàm! Khi bị mài đi như vậy, vô tình 2 chiếc răng ấy cũng trở nên suy yếu hơn so với răng gốc, làm cho cùi răng dễ nứt, gãy nếu có lực mạnh tác động lên.
Đọc thêm: Bọc răng sứ là gì? Những điều điều cần biết trước khi bọc răng sứ
Bên cạnh đó, phương pháp trồng răng hàm sứ chỉ hỗ trợ bạn lấp đi chỗ trống trên hàm chứ không có bất kỳ tác động nào lên vùng xương hàm. Nếu để lâu ngày, việc này sẽ khiến xương hàm bị tiêu biến dần và dẫn đến hiện tượng lệch răng, móm hay tụt nướu…
Từ những phân tích trên, có thể thấy việc trồng răng hàm bằng phương pháp cầu răng sứ hoàn toàn không phải giải pháp lý tưởng. Thay vào đó, hãy chọn giải pháp tối ưu nhất hiện nay mang tên Cấy ghép răng implant!