Hiện nay, niềng răng là một trong những phương pháp phục hình thẩm mỹ răng phổ biến nhất. Niềng răng được xem là phương pháp mang lại tác dụng về nhiều mặt, có thể can thiệp nhiều dạng khuyết điểm về răng miệng, như hô, vẩu, khớp cắn sâu,… Điều này dẫn đến mối quan tâm tới việc niềng răng từ người mắc phải khuyết điểm thưa răng. Vậy các phương pháp điều trị răng thưa? Niềng răng thưa có tốt không?
Mục Lục Bài Viết
1. Những điều cần biết về răng thưa
Thông thường, một hàm răng đẹp là một hàm răng đều, có khớp cắn không quá sâu, các răng mọc gần nhau một cách đều đặn. Răng thưa là tình trạng hàm thiếu răng. Hoặc các răng trên cung hàm mọc ở vị trí cách xa nhau so với bình thường. Đây là một khiếm khuyết về răng có thể dễ dàng nhận thấy, với những biểu hiện như khoảng cách giữa các răng lớn, răng không đều,…
Tình trạng răng thưa là gì?. (Ảnh: Internet)
Răng thưa, trước hết, làm mất tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. Từ đó làm giảm tự tin của người có nhược điểm này, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, răng thưa cũng gây nên nhiều vấn đề đáng lo ngại về mặt sức khoẻ. Người gặp tình trạng răng thưa có thể mắc các bệnh răng miệng như hỏng men răng, viêm nha chu, mất thêm răng… hay nguy hiểm hơn là các vấn đề về đường tiêu hóa do quá trình ăn nhai khó khăn.
Hiện tại, việc điều trị răng thưa đã trở nên đơn giản hơn nhờ nhiều biện pháp khác nhau. Có thể kể đến như trám răng, bọc răng sứ, mặt dán sứ veneer… Bên cạnh những phương pháp kể trên, chắc chắn nhiều người trong số chúng ta đặt câu hỏi về khả năng giảm thưa răng của việc niềng răng thẩm mỹ. Để biết răng cửa thưa có niềng được không, hãy tiếp tục với những nội dung dưới đây nhé.
2. Bảng so sánh các phương pháp điều trị răng thưa
Dưới đây là bảng so sánh ba phương pháp chỉnh răng thưa đang được sử dụng rộng rãi:
Trám răng | Bọc răng sứ | Niềng răng thẩm mỹ | |
Phạm vi sử dụng | Thông thường chỉ có thể sử dụng khi số lượng răng thưa ít, khoảng thưa không quá lớn, không đi kèm các vấn đề khác như răng mọc lệch, mọc chìa,… | Có thể sử dụng với các trường hợp phức tạp, xuất hiện nhiều vấn đề về răng và khớp cắn cùng lúc. Ngoài ra, niềng răng còn có tác dụng nắn chỉnh khớp cắn và khung xương mặt | |
Thời gian sử dụng | 5 – 7 năm, tuỳ thuộc vào loại vật liệu trám và khả năng chăm sóc răng miệng của từng người | 10 – 25 năm, tuỳ thuộc vào chất lượng răng và khả năng chăm sóc | Vĩnh viễn. Răng sau niềng sẽ cố định, không chạy về vị trí ban đầu |
Thời gian nắn chỉnh răng | 1 – 2 lần thăm khám | 4 – 5 lần thăm khám cùng kiểm tra sau khi bọc răng | Sử dụng niềng răng trong thời gian 18 – 30 tháng |
Các vấn đề thường gặp | – Miếng trám có thể bị vỡ nếu lực cắn quá mạnh
– Sau thời gian sử dụng, màu miếng trám có thể thay đổi, miếng trám có thể bị bong tróc, tách khỏi răng |
– Răng thật trước khi bọc sứ phải được mài bớt, do vậy sẽ yếu hơn răng bình thường | – Khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng do vướng hệ thống khung niềng
– Có thể gây đau đớn trong quá trình niềng |
Chi phí | Tương đối thấp | Trung bình | Khá cao |
3. Răng thưa có niềng được không?
3.1 Niềng răng là phương pháp thế nào?
Niềng răng là gì?. (Ảnh: Internet)
Niềng răng cửa thưa là phương pháp chỉnh nha nhờ tạo lực kéo tác động lên răng bằng các khí cụ nha khoa. Từ đó giúp đưa răng về vị trí mong muốn trên cung hàm. Khách hàng sẽ phải sử dụng một khung niềng (bằng kim loại, sứ hoặc nhựa) trong một khoảng thời gian tương đối dài để đưa các răng về vị trí chuẩn xác nhất, có được hàm răng đều đẹp.
3.2 Niềng răng thưa có tốt không? Những ưu điểm của phương pháp này
Theo các nha sĩ, răng thưa có thể liền là điều hoàn toàn chắc chắn. Niềng răng là biện pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề răng thưa. Trên tổng quan, niềng răng mang lại rất nhiều ưu điểm so với những biện pháp nắn chỉnh răng thưa khác. Cụ thể:
- Phạm vi tác động: Niềng răng có thể xử trí từ thưa răng đơn giản tới các dạng thưa phức tạp. Như khoảng cách lớn, răng thưa đi kèm với hô, vẩu, lệch khớp cắn,…
- Niềng răng không tác động xâm lấn răng, do vậy không làm tổn hại tới răng thật
- Niềng răng có thể khắc phục da dạng nhược điểm răng miệng. Mang lại hàm răng đều đẹp nhất, đồng thời có thể định hình cả khớp cắn và cấu trúc khuôn mặt. Hàm răng sau niềng đạt được độ kín khít tối đa, khớp cắn đạt độ chuẩn, cải thiện quá trình ăn nhai.
- Thời gian sử dụng sau niềng là vĩnh viễn.
3.3 Nhược điểm
Tuy nhiên, thời gian niềng răng thường lâu hơn so với các phương pháp khác. Do răng cần có thời gian để dịch chuyển về đúng vị trí. Thông thường, thời gian niềng dao động từ 18 tới 30 tháng. Quá trình niềng cũng có thể gây ra nhiều đau đớn và bất tiện cho người niềng, kém thẩm mỹ và e ngại khi giao tiếp. Bên cạnh đó, chi phí niềng răng là một con số đáng cân nhắc với nhiều người.
3.4 Các phương pháp niềng răng phổ biến
Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng bị thưa đang được áp dụng, tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho người có nhu cầu sử dụng:
- Niềng răng có mắc cài gồm niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ và mắc cài mặt trong. Dây cung cài được làm bằng thép không gỉ cứng chắc, thường mang tới hiệu quả về mặt thời gian niềng nhanh nhất. Tuy nhiên, niềng răng mắc cài kim loại và mắc cài sứ có nhược điểm mất thẩm mỹ và khó vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng.
- Niềng răng không mắc cài (niềng răng bằng khay trong suốt) sử dụng những cặp khay niềng gắn trực tiếp lên răng. Phương pháp này đạt được tính thẩm mỹ cao, ngày càng được nhiều người sử dụng.
Như vậy, trước câu hỏi niềng răng thưa có đau không, có thể thấy rõ ràng, răng thưa có thể niềng. Niềng răng là phương pháp đem lại hiệu quả lâu dài nhất đối với những người mắc phải nhược điểm này.
4. Quy trình niềng răng thưa
Bước 1: Kiểm tra, thăm khám tình trạng của khách hàng- Các bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát, đồng thời chụp phim X-quang để tìm ra nguyên nhân và xác định tình trạng răng bị thưa.
Bước 2: Lên phác đồ điều trị – Bác sĩ lên phác đồ điều trị chính xác và chi tiết nhất cho khách hàng
Bước 3: Làm sạch răng miệng- Các y tá tại phòng khám sẽ vệ sinh răng miệng cho khách hàng, sau đó lấy dấu hàm để lưu trữ lại.
Bước 4: Gắn mắc cài – Bác sĩ sẽ gắn mắc cài một hàm trước để bạn làm quen, hàm còn lại sẽ được gắn sau 1 – 2 tuần nữa tùy thuộc vào độ thích nghi của khách hàng. Đợi khi đã niềng đầy đủ 2 hàm và bạn ăn nhai ổn định bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tiếp theo.
Bước 5 Tái khám – Sau khoảng 4 – 6 tuần bạn sẽ có hẹn tái khám để bác sĩ thực hiện các thủ thuật điều chỉnh niềng răng cho chính xác hơn.
Bước 6: Sau khi hàm đã ổn định, bạn được tháo mắc cài và đeo hàm duy trì để cố định răng, tránh răng bị xô lệch về vị trí cũ.
5. Nên niềng răng thưa ở đâu?
Hiện tại, không khó để tìm thấy một trung tâm hay một phòng khám răng hàm mặt. Nhưng không phải ai cũng chọn được cho mình một địa điểm phù hợp, đáp ứng đủ các yêu cầu về an toàn, chất lượng và hiệu quả.
Qua những chia sẻ trên Nha Khoa Miền Trung hy vọng bạn đã trả lời được cho câu hỏi “Răng thưa có niềng được không?”. Và chọn được biện pháp phù hợp với bản thân. Chúc bạn nhanh chóng giải quyết tình trạng răng thưa để có một hàm răng khỏe đẹp.