Ngày càng có nhiều người lựa chọn phương pháp niềng răng để cải thiện tình trạng răng hô, chìa. Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả cao, khắc phục hoàn toàn khuyết điểm răng miệng. Chính vì vậy, “Niềng răng hô có chi phí bao nhiêu?” là thắc mắc của rất nhiều người. Nha khoa Miền Trung sẽ giải đáp cho bạn qua bài viết dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
1. Răng hô niềng có khó không? Mất bao lâu?
Niềng răng có khó hay không sẽ tùy thuộc vào tình trạng hô của người bệnh. Thông thường răng hô được chia làm hai trường hợp là hô răng hàm trên và hô cả hai hàm. Trong đó hô cả hai hàm được xem là tình trạng hô nặng với khớp cắn hở.
Bên cạnh đó, răng hô cũng có cấu trúc răng phức tạp hơn các trường hợp răng mọc lệch hay răng thưa nên độ khó của ca niềng răng hô vì vậy cũng cao hơn.
Đồng thời, để điều trị hiệu quả tình trạng hô các bác sĩ nhiều khi buộc phải nhổ răng của bạn, tạo khoảng kéo răng về các vị trí mong muốn trên cung hàm. Có trường hợp cần thêm sự hỗ trợ từ các khí cụ chỉnh nha như minivis, lò xo,…
Bởi độ khó khá cao nên thời gian niềng răng hô cũng lâu hơn so với các trường hợp răng khác. Khoảng thời gian trung bình cho một ca niềng răng hô là 1 – 2 năm. Tuy nhiên không phải ai cũng giống nhau. Những ca phức tạp hơn thì thời gian niềng răng có thể sẽ kéo dài trên 2 năm. Bạn cũng không cần quá lo lắng bởi khi nhận được kết quả cuối cùng, bạn sẽ thấy thời gian và công sức bỏ ra là xứng đáng. Để biết chắc chắn về thời gian niềng dự kiến, bạn hãy đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng.
Bạn nên đi thăm khám một vài nơi và lựa chọn niềng răng ở nha khoa mà bạn cảm thấy tin tưởng, có phác đồ điều trị rõ ràng kèm thêm hợp đồng đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại nha khoa đó.
2. Các phương pháp niềng răng hô
2.1 Niềng răng mắc cài kim loại
Đây là phương pháp chỉnh nha phổ biến và được lựa chọn nhiều bởi chi phí hợp lý, hiệu quả cao. Có 2 loại mắc cài cho bạn lựa chọn là mắc cài thường (mắc cài truyền thống) và mắc cài kim loại tự buộc.
Mắc cài kim loại thường
Khi tiến hành chỉnh nha, bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên các mặt trước của răng và sử dụng dây cung để nối các mắc cài lại với nhau. Dây cung này có tác dụng tạo ra lực siết để kéo răng về đúng các vị trí như mong muốn. Với phương pháp này, mắc cài và dây cung sẽ được cố định với nhau bằng chun hoặc chỉ thép.
Ưu điểm:
- Giá thành hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng
- Hiệu quả cao
- Chất liệu an toàn, thân thiện với khoang miệng
Nhược điểm:
- Mắc cài dễ bị bung, tuột nếu ăn thức ăn cứng, dai, phải dùng nhiều sức khi cắn, nghiền thức ăn
- Tính thẩm mỹ trong khi niềng không cao
- Gây tổn thương đến mô mềm quanh miệng
Mắc cài kim loại tự buộc
Mắc cài này cũng có 2 yếu tố là mắc cài và dây cung. Tuy nhiên, nó được cải tiến hơn khi có hệ thống nắp trượt tự động làm giảm ma sát của mắc cài lên các vùng xung quanh. Nắp trượt này cũng sẽ thay thế vai trò của dây thun hoặc chỉ thép trong việc cố định mắc cài với dây cung.
Ưu điểm:
- Thời gian đeo niềng răng ngắn hơn mắc cài thường
- Tình trạng tuột mắc cài được hạn chế
- Mắc cài được bo tròn các cạnh, giảm ma sát, hạn chế tối đa tổn thương mô mềm
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn mắc cài kim loại thường
- Tính thẩm mỹ không bằng loại mắc cài cao cấp hơn
2.2 Niềng răng với mắc cài sứ
Cũng giống như mắc cài kim loại, mắc cài sứ có 2 phiên bản là sứ thường và sứ tự buộc. Loại mắc cài này được làm bằng chất liệu sứ cao cấp, màu sứ gần giống màu răng nên đạt được tính thẩm mỹ cao trong suốt quá trình niềng răng. Cấu tạo và cơ chế dịch chuyển răng cũng tương tự như mắc cài kim loại.
Mắc cài sứ thường
Ưu điểm:
- Chất liệu thân thiện, các cạnh của mắc cài sứ cũng mềm mại hơn vì vậy sẽ luôn tạo cảm giác thoải mái cho người đeo mà không làm tổn thương vùng má, lợi xung quanh.
- Tính thẩm mỹ cao giúp người đeo tự tin giao tiếp mà không còn e dè, ngại ngùng
- Hiệu quả niềng răng cao
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn mắc cài kim loại thường
- Ngoài ra mắc cài này dày hơn mắc cài kim loại nên sẽ có cảm giác cộm vướng hơn
Mắc cài sứ tự buộc
Mắc cài sứ tự buộc có thêm chốt tự đóng hoặc nắp trượt tự động trên rãnh của mắc cài, thay thế cho dây thun hoặc chỉ thép ở mắc cài sứ thường. Chốt tự đóng có vai trò cố định dây cung trong mắc cài chắc chắn, nhằm hạn chế tình trạng lệch hoặc bung mắc cài.
Ưu điểm:
- Mắc cài sứ tự buộc có lực tác dụng lên răng ổn định hơn, giảm thiểu được việc bung, tuột mắc cài.
- Thời gian chỉnh nha có thể ngắn hơn mắc cài sứ thường, không phải di chuyển đến phòng khám nhiều lần.
- Tính thẩm mỹ và hiệu quả cao
- Chất liệu an toàn, thân thiện với khoang miệng
Nhược điểm:
- Khoản đầu tư tốn kém hơn các loại mắc cài trên.
- Nắp trượt tự động ở loại mắc cài này dày hơn nên có thể gây cộm miệng khi nói chuyện hoặc ăn uống
2.3 Niềng răng trong suốt Invisalign
Đây chính là phương pháp niềng răng hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này khác biệt hoàn toàn khi không sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung, thay vào đó là khay niềng trong suốt được đặt riêng theo tình trạng răng cụ thể của từng khách hàng.
Phương pháp này khắc phục được hoàn toàn những hạn chế của mắc cài, có những ưu điểm vượt trội như:
- Tính thẩm mỹ rất cao do khay niềng gần như vô hình nên khó bị phát hiện, hoàn toàn tự tin khi giao tiếp
- Có thể tháo lắp khay niềng một cách dễ dàng, việc vệ sinh răng miệng cũng đơn giản và nhẹ nhàng hơn
- Thời gian đến gặp bác sĩ ít, không cần tái khám nhiều lần
- Không còn phải lo lắng bị bung mắc cài cũng như các vùng xung quanh bị tổn thương
- Đặc biệt là vấn đề ăn uống không còn quá khắt khe như khi đeo mắc cài, có thể thoải mái ăn bất cứ thứ gì mà bạn muốn
Hạn chế lớn nhất của niềng răng trong suốt Invisalign là chi phí đắt đỏ. Ngoài ra nếu tháo khay niềng mà quên không đeo lại hoặc đeo không đủ thời gian quy định sẽ không thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
3. Chi phí niềng răng hô
Chúng tôi tổng hợp tại một số nha khoa uy tín hiện nay đang áp dụng 3 loại niềng răng với mức giá trung bình cụ thể như sau:
Niềng răng mắc cài kim loại:
- Niềng răng mắc cài kim loại thường có giá 26 triệu đồng
- Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc Ormco có giá 36 triệu đồng
Niềng răng mắc cài sứ:
- Niềng răng mắc cài sứ thường có mức giá từ 36 triệu đồng
- Niềng răng mắc cài sứ tự buộc Ormco có mức giá 48 triệu đồng
Niềng răng trong suốt Invisalign có mức giá từ 50 – 150 triệu đồng
Lưu ý: trong trường hợp bạn phải nhổ răng hoặc sử dụng thêm khí cụ như minivis thì khoản này sẽ được tính riêng tùy vào số lượng và tình trạng răng cụ thể.
Đọc thêm bài viết: Niềng răng thưa hàm trên giá bao nhiêu là hợp lý?