Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân bên cạnh bệnh viện thì cũng đã có nhiều phòng khám nha khoa được mở. Theo quy định của pháp luật thì bên cạnh những điều kiện chuyên môn thì khi hoạt động phòng khám nha khoa phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy. Vậy làm thế nào để xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho phòng khám răng hàm mặt.
Nha khoa Miền Trung xin cung cấp tới quý khách hàng các vấn đề liên quan đến giấy phép phòng cháy chữa cháy cho phòng khám Nha khoa
Mục Lục Bài Viết
- Cơ sở pháp lý
- Giấy phép phòng cháy chữa cháy là gì?
- Phòng khám nha khoa phải xin loại giấy phép phòng cháy chữa cháy nào
- Vì sao phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho phòng khám nha khoa
- Điều kiện xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho phòng khám răng hàm mặt
- Thành phần hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho phòng khám nha khoa
- Thẩm quyền và thời gian thực hiện xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho phòng khám răng hàm mặt
- Thành phần hồ sơ khi xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho phòng khám nha khoa
Cơ sở pháp lý
- Luật phòng cháy chữa cháy 2001 sửa đổi bổ sung 2013
- Nghị định 79/2014/NĐ-CP
- Thông tư 66/2014/TT-BCA
Giấy phép phòng cháy chữa cháy là gì?
Theo quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP
Giấy phép phòng cháy chữa cháy hay còn được gọi là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, là giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoặc gia đình ghi nhận đạt đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật
Các loại giấy phép phòng cháy chữa cháy
- Biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy
Biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy là mẫu biên bản được lập ra khi có sự kiểm tra, xác nhận về việc phòng cháy, chữa cháy. … Mẫu biên bản được ban hành kèm theo Thông tư 66/2014/TT-BCA của Bộ Công An sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy.
- Thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy
Thẩm duyệt về PCCC là hoạt động theo chức năng của Cơ quan Cảnh sát PCCC tiến hành việc kiểm tra đối chiếu các giải pháp và nội dung thiết kế với những quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước hoặc tiêu chuẩn quốc tế, của nước ngoài được phép áp dụng tại Việt Nam nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ các yêu cầu an toàn về PCCC.
Thẩm duyệt về PCCC là biện pháp nhằm bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ đối với các dự án, công trình từ khi mới chỉ được thể hiện trên bảo vẽ thiết kế. Kết quả thẩm duyệt, thẩm định về PCCC là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, thiết kế và cấp phép xây dựng.
Phòng khám nha khoa phải xin loại giấy phép phòng cháy chữa cháy nào
Phòng khám tư nói chung và nha khoa nói riêng theo quy định của Luật khám bệnh và chưa bệnh là một cơ sở khám chữa bệnh vì thế theo quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì cơ sở khám chữa bệnh thuộc đối tượng điều chỉnh của nghị định.
Theo nghị định 79/2014/NĐ-CP Thì cơ sở khám chữa bệnh phải xin hai loại giấy phép phòng cháy chữa cháy sau:
+ Thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy đối với Bệnh viện cấp huyện trở lên; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên.
+ Biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy thuộc các đối tượng còn lại. Các phòng khám nha khoa đa phần sẽ cần biên bản này thôi.
Hình ảnh mẫu đơn xin kiểm tra xác nhận PCCC và biên bản kiểm tra PCCC
Vì sao phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho phòng khám nha khoa
Theo quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP về phòng cháy chữa cháy thì các cơ sở khám, chữa bệnh sau cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật:
+ Cơ sở khám, chữa bệnh thuộc diện quản lý phòng cháy, chữa cháy bao gồm: Bệnh viện, nhà điều dưỡng, trung tâm y tế, cơ sở y tế khám chữa bệnh khác;
+ Cơ sở khám, chữa bệnh có nguy hiểm về cháy, nổ: Bệnh viện tỉnh, Bộ, ngành; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên.
Mặc khác cũng theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP đối với các cơ sở có hành vi vi phạm về phòng cháy được quy định tại Nghị định này thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức xử phạt từ 100.000 đồng đến 35.000.000 căn cứ vào hành vi vi phạm và mức độ vi phạm
Điều kiện xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho phòng khám răng hàm mặt
Đối với các cơ sở này cần đảm bảo các điều kiện sau về phòng cháy chữa cháy:
- Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở;
- Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
- Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;
- Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
- Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
- Cơ sở khám, chữa bệnh phải được cơ quan công an phòng cháy chữa cháy thẩm duyệt thiết kế: Bệnh viện cấp huyện trở lên; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên.
Thành phần hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho phòng khám nha khoa
Để được cấp biên bản kiểm tra xác nhận đủ điều kiện an toàn về PCCC trước hết cơ sở cần trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị PCCC cần thiết; sau đó tiến hành xây dựng hồ sơ quản lý về PCCC tại cơ sở.
Hồ sơ xin cấp Biên bản kiểm tra xác nhận đủ điều kiện an toàn về PCCC bao gồm:
- Văn bản đề nghị kiểm tra điều kiện an toàn về PCCC của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Bản sao giấy phép ĐKKD có công chứng (hoặc đóng dấu công ty);
- Hồ sơ quản lý về PCCC tại cơ sở (bao gồm các tài liệu cần có sau):
- Sơ đồ mặt bằng của cơ sở
- Quyết định thành lập lực lượng PCCC;
- Danh sách lực lượng PCCC;
- Bảng thống kê phương tiện PCCC;
- Nội quy PCCC;
- Nội quy về sử dụng điện;
- Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC của các thành viên đã được huấn luyện;
- Phương án chữa cháy của cơ sở.
- Về phương án PCCC: phải dùng biểu mẫu và bám sát theo quy định của Bộ Công an về ghi phương án PCCC
Thẩm quyền và thời gian thực hiện xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho phòng khám răng hàm mặt
Thẩm quyền cấp giấy phép PCCC
Đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn Công an Quận, Huyện, Thị xã nơi cơ sở đặt trụ sở kinh doanh
Thời gian thực hiện giấy phép PCCC
07 -10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và thẩm định cơ sở
Thành phần hồ sơ khi xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho phòng khám nha khoa
– Hồ sơ quản lý công tác phòng cháy chữa cháy, Phương án chữa cháy của cơ sơ, phương án cứ nạn cứu hộ của cơ sở phải được lập thành hai bản
– Hồ sơ phòng cháy chữa cháy của cơ sở đào tạo nghề không cần phải đóng dấu gáp lai
– Trong hồ sơ xin giấy phép phải thể hiện rõ vị trí của cơ sở, các phương tiện, trang bị phòng cháy chữa cháy, và một số phương án phòng cháy chữa cháy của cơ sở
– Cơ sở đào tạo nghề phải trang bị đầy đủ các trang bị, phương tiện, dụng cụ phòng cháy chữa cháy có trong hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy