Bác sĩ nhổ nhầm răng có phải bồi thường hay không?

Nguyên đơn: Tôi đi đến khám răng ở một bệnh viện Z. Khi ấy nha sĩ nói một cái răng hàm của tôi đã bị hỏng, cần nhổ đi. Tuy nhiên trong quá trình nhổ, bác sĩ tiêm thuốc tê và đã nhổ nhầm một chiếc răng hàm khác.

Xin hỏi việc làm trên có vi phạm luật gì không? Nếu tổn hại sức khỏe của tôi trên 10% thì bác sĩ kia phạm tội gì? và phải bồi thường cho tôi như thế nào?

Bà A vừa kháng cáo quyết định của TAND quận X (TP.HCM) đình chỉ giải quyết vụ bà kiện giám đốc bệnh viện Z đòi bồi thường 100 triệu đồng vì bị nhổ nhầm răng.

Theo tòa, sau khi thụ lý, cán bộ tòa đã hai lần đến nhà gửi giấy triệu tập xét xử nhưng bà A đều đi vắng. Nhà không còn ai, cán bộ tòa phải niêm yết nhưng bà A cũng không đến nên tòa mới đình chỉ. Trong khi đó, bà A lại nói không nhận được giấy triệu tập, không hay biết gì về thông báo niêm yết…

nhổ răng bị sâu

Nhổ nhầm răng có kiện tụng phòng khám nha khoa được không?

1. Bị nhổ “nhầm răng” và đâm đơn kiện

Vụ kiện khá hy hữu này bắt đầu từ đầu năm nay. Theo đơn kiện, bà A có một cái răng hàm bị hỏng gây đau nhức đã lâu. Cuối năm 2007, bà đến bệnh viện Z để nhổ. Tại đây, sau khi được khám cẩn thận, bà được một bác sĩ gây tê rồi nhổ răng. Nhổ xong, bà A yên tâm về nhà.

Một giờ sau, khi thuốc tê giảm tác dụng thì bà thấy đau âm ỉ. Thắc mắc, bà xăm soi và phát hiện cái răng cần nhổ vẫn còn nguyên trong khi cái răng tốt kế bên thì đã… biến mất. Vẫn đau nhức bởi cái răng hỏng, lại thêm tiếc cái răng khỏe bị “nhổ oan”, bà A rất tức giận, lập tức trở lại bệnh viện Z khiếu nại với bác sĩ đã nhổ răng cho mình.

Tại đây, bác sĩ này nói đã nhổ răng theo đúng yêu cầu của bà. Hơn nữa, trước khi nhổ, bác sĩ còn khám răng theo đúng quy định nên không thể có chuyện nhổ nhầm răng. Tranh cãi không có kết quả, bà A khiếu nại lên giám đốc bệnh viện Z. Ông này xem xét những điều bà A trình bày và hồ sơ của bác sĩ dưới quyền của mình rồi khẳng định là không hề có việc nhổ nhầm răng. Đòi bồi thường 100 triệu đồng

Cho rằng giám đốc bệnh viện Z bênh vực cấp dưới, bà A đã khởi kiện giám đốc ra tòa đòi bồi thường… 100 triệu đồng. Tại tòa, bà A liệt kê các khoản thiệt hại như sau: Trước hết là tiền bà đã bỏ ra nhổ cái răng hỏng, tiền thuốc men cộng chi phí trồng lại răng mới thay cho cái răng khỏe bị “nhổ oan”.

Ngoài ra, bà còn bị các cơn đau từ răng hỏng và răng bị nhổ oan hành hạ làm bà ăn ngủ không ngon, ảnh hưởng sức khỏe. Hơn nữa, việc nhổ nhầm răng còn gây tổn thất về tinh thần cho bà. Đó là hàm răng bị mất thẩm mỹ trong khi bà có nhiều mối quan hệ xã hội, gây thiệt hại dây chuyền là làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của bà. Từ đó, bà khẳng định việc buộc giám đốc bệnh viện Z phải bồi thường cho bà 100 triệu đồng là hợp lý.

Tòa đã mời giám đốc bệnh viện Z đến làm việc. Ông này đưa ra các chứng cứ chứng minh bệnh viện “đã nhổ đúng cái răng hỏng mà không hiểu sao bà A cứ khăng khăng là bị nhổ nhầm”. Tòa mời bà A đến động viên hòa giải nhưng bà kiên quyết yêu cầu tòa xét xử. Vì thế, tòa quyết định đưa vụ án ra xử nhưng hai lần gửi giấy triệu tập thì bà A không đến nên phải đình chỉ vụ kiện như đã nói.

2. Bị nhổ nhầm răng có kiện được không?

Việc bà A kháng cáo quyết định đình chỉ vụ kiện của TAND quận X sẽ do TAND TP.HCM giải quyết. Điều đáng nói trong vụ này là về mặt pháp lý, yêu cầu đòi bồi thường của bà A có được pháp luật bảo vệ hay không? Theo luật sư Trương Thị Hòa (Đoàn luật sư TP.HCM), về nguyên tắc, muốn đòi bồi thường bà A phải chứng minh được bệnh viện Z có lỗi trong việc nhổ nhầm răng. Tiếp theo, bà còn phải chứng minh được mức thiệt hại từ việc nhổ nhầm răng này đến đâu.

Luật sư Hòa nhận xét các thiệt hại vật chất như tiền thuốc men để nhổ răng, tiền trồng răng mới vào vị trí răng bị “nhổ oan” có thể dễ dàng chứng minh. Cạnh đó, tổn thất về tinh thần cũng có thể xét đến nếu bà A chứng minh được. Thực tế, theo luật sư Hòa, nhiều người rất quý răng của mình (chưa kể đến người có tín ngưỡng, có niềm tin về sự xui rủi khi bị mất răng) nên khi bị “nhổ oan”, họ sẽ lo lắng nhiều, mất ăn mất ngủ.

Ngoài ra, thiệt hại về sức khỏe thì phức tạp hơn như răng bị nhổ đau không ăn uống được thì phải có giấy của cơ quan nha khoa kết luận việc mất răng hàm làm giảm sức nhai thế nào, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa ra sao, từ đó ảnh hưởng toàn diện đến sức khỏe thế nào… Riêng thiệt hại về mặt thẩm mỹ và danh dự, uy tín, luật sư Hòa cho rằng không có cơ sở bởi nếu bị nhổ mất răng cửa thì mới tính đến yếu tố thẩm mỹ, còn răng hàm thì chỉ tính sức nhai giảm đi mà thôi.

3. Quy định mức bồi thường nếu lỡ bị nhổ nhầm răng

Theo quy định tại Điều 604 BLDS về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì:“ Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường..”

Ở đây việc nhổ nhầm răng của vị bác sỹ kia (nếu có) là hành vi xâm phạm sức khỏe của bạn với lỗi vô ý. Chiếu theo quy định pháp luật nêu ở trên thì vị bác sỹ đó phải bồi thường thiệt hại cho bạn.

Mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm đã được quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự. Cụ thể:

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Theo thông tư số Số: 12/TTLB năm 1995 thì tỷ lệ thương tật do mất một chiếc răng chỉ từ 1-1,5%. Và dù tỷ lệ thương tật có lên đến 10% vị bác sỹ kia cũng không bị truy tố hình sự mà chỉ bị bồi thường về dân sự thôi.

Chỉ trong trường hợp tỷ lệ thương tật lên đến 31% thì vị bác sỹ kia mới bị truy tố về tội “vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính” quy định tại Điều 109 BLHS. Cụ thể thì:

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Nguồn: Pháp luật TPHCM

Đánh giá bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Nha Khoa Miền Trung
Xin chào! Chúng tôi là đội ngũ của Nha Khoa Miền Trung. Chúng tôi lập nên trang web này nhằm giúp quý độc giả có thể trang bị thêm kiến thức về nha khoa, đánh giá các Nha Khoa nhằm giúp bạn đọc có thể tìm cho mình một trung tâm Nha Khoa uy tín và chất lượng nhất. Đội ngũ làm vì mục đích phi lợi nhuận và quý bạn đọc cảm thấy bài viết hữu ích có thể ủng hộ bằng cách Click vào quảng cáo nếu bạn thực sự thích nó! Xin cảm ơn.

Liên Hệ

trồng răng implant tại đà nẵng

Review Nha Khoa

dana-dental-nha-khoa-da-nang

Nha Khoa Dana Dental và những thông tin bạn cần biết?

Nha khoa Dana Dental là cơ sở nổi tiếng được sáng lập bởi bác sĩ Phạm Minh Tuấn giỏi chuyên môn cùng với hệ thống trang thiết bị được đầu tư hiện đại. Vậy liệu phòng khám có tốt như những lời quảng cáo và bảng giá chi tiết các

Nha khoa sử dụng răng kém chất lượng và bị hở ở chân răng

Bọc răng sứ thẩm mỹ tại Nha khoa Dana có tốt không?

Thời gian gần đây nhu cầu làm răng sứ thẩm mỹ ngày càng tăng. Đã có rất nhiều khách hàng chịu chi, bỏ ra một khoản tiền lớn với mục đích kiến tạo nụ cười thêm hoàn hảo. Lợi dụng sự tin tưởng của khách hàng nhiều cơ sở nha

bọc răng sứ uy tín quảng nam

Top 6 Nha khoa Bọc răng sứ tốt và uy tín tại Quảng Nam

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng giúp mang đến cho răng một dáng vẻ mới, đều đặn và trắng sáng tự nhiên như răng thật. Để chọn địa chỉ làm răng sứ ở đâu tốt tại Quảng Nam, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới

tẩy trắng răng tại quảng nam

Top 5 Nha khoa tẩy trắng răng tại Quảng Nam uy tín và chất lượng

Có khá nhiều nha khoa có dịch vụ tẩy trắng răng ở tỉnh Quảng Nam nhưng để lựa chọn được một địa chỉ chất lượng và giá thành hợp lý thật sự không dễ dàng. Nếu đang băn khoăn về vấn đề này, quý bạn đọc có thể tham khảo

nha khoa uy tín

Top 3 Nha khoa uy tín tại huyện Phong Điền – Thừa Thiên Huế

Sức khỏe răng miệng là vấn đề muôn thuở và cực kỳ quan trọng với mọi người hiện nay. Theo như nghiên cứu, tại Việt Nam có đến hơn 80% dân số mắc phải các vấn đề về răng miệng từ nhẹ đến nặng. Một trong những lý do chủ

trồng răng implant tại quảng nam

Top 6 Nha khoa trồng răng Implant chất lượng tại Quảng Nam

Trồng răng implant là một phương pháp trồng răng cấy ghép cấu tạo bằng titanium có hình dạng (vít) ốc. Nó được dùng cấy trực tiếp vào xương hàm của người bị mất răng để thay thế chân răng đã bị mất trước đó. Và nó sẽ có vai trò