Bản thân mỗi người khi sinh ra, không ai muốn mình bị răng hô. Răng hô sẽ làm cho tổng thể khuôn mặt không được cân đối như mong muốn. Để giải quyết vấn đề đó, y học đã nghiên cứu ra những phương pháp niềng răng hô để giúp người bị răng hô bớt tự ti, lấy lại vẻ đẹp của mình. Niềng răng hô như thế nào và tác dụng cụ thể ra sao? Hãy cùng nha khoa Miền Trung tìm hiểu rõ ở bài viết này nhé.
Mục Lục Bài Viết
1. Niềng răng hô là gì?
Niềng răng hô được hiểu là ép khuôn cho hàm răng. Điều này có nghĩa là dùng những kĩ thuật nha khoa để điều chỉnh cho hàm răng trở lại cân đối, đều đặn trên khuôn mặt. Giống như khi làm tóc, người ta dùng những phương pháp tác động để tóc có thể xoăn, thẳng khác nhau. Tương tự, răng hô là tự nhiên, chúng ta tác động phương pháp điều chỉnh. Đương nhiên, niềng răng hô sẽ không có tác dụng phụ gì nghiêm trọng mà chỉ giúp bản thân người niềng răng đẹp lên.
Quá trình niềng răng hô là gì? (Ảnh: Internet)
Quá trình niềng răng hô bao gồm ba giai đoạn: trước, trong và sau khi niềng răng hô. Quá trình niềng răng hô không tự thực hiện được tại nhà mà phải có sự tư vấn. Và sự hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ. Một số phương pháp niềng răng hô phổ biến hiện nay:
- Niềng răng kim loại
- Niềng răng mắc cài sứ
- Niềng răng tự đóng
- Niềng răng mặt trong
- Niềng răng trong suốt Invisalign
Có thể bạn muốn biết thêm những lý do khiến hàm răng của bạn bị hô qua bài viết: Tìm hiểu những lí do khiến răng bị hô
Tùy theo tình trạng của hàm răng mà chúng ta có thể chọn những phương pháp niềng răng phù hợp.
2. Quá trình niềng răng hô gồm những bước nào
Quá trình niềng răng hô có thể dài ngắn tùy thuộc vào tình trạng răng hàm của người niềng. Dưới đây là các bước cơ bản nhất đối với người cần niềng răng hô. Ngoài ra bác sĩ sẽ có những hướng dẫn chi tiết cho từng người khác nhau.
Bước 1: Thăm khám
Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát, chụp phim X- quang để tìm ra nguyên nhân gây tình trạng răng hô và tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại
Bước 2: Lên phác đồ điều trị
Bác sĩ tư vấn về các phương pháp niềng răng, lên phác đồ điều trị chi tiết nhất, trong đó bao gồm chỉnh lực, tốc độ di chuyển của từng răng trong khoảng thời gian cụ thể.
Bước 4: Vệ sinh răng miệng
Các y tá sẽ vệ sinh sạch sẽ vùng răng miệng cho khách hàng trước khi tiến hành niềng răng, sau đó lấy dấu hàm để lưu trữ.
Làm sạch răng giúp đảm bảo răng miệng bạn hoàn toàn sạch sẽ, hạn chế vi rút vi khuẩn nhất có thể trước khi niềng răng. Ngoài ra, bác sĩ còn giải quyết các vấn đề khác về răng như răng sâu, răng hư, răng xấu,…
Bước 5: Gắn mắc cài
Gắn khí cụ để hỗ trợ cho quá trình hoàn thiện, gắn mắc cài như tách kẽ, lấy dấu và gắn khâu,…
Gắn mắc cài là bước cuối cùng của giai đoạn thực hiện. Lúc này, bác sĩ sẽ gắn loại mắc cài mà bạn đã lựa chọn. Ngoài ra, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn chi tiết hơn về việc ăn uống cũng như tác động đến mắc cài mỗi ngày như thế nào. Thêm vào đó, bạn cần phải tái khám thường xuyên để bác sĩ dễ dàng theo dõi, tư vấn và điều chỉnh.
Bước 6: Tái khám
Sau khoảng 4 – 6 tuần, bạn sẽ tái khám theo chỉ định của bác sĩ để chỉnh lại niềng răng.
Bước 7: Hoàn thiện
Sau một quá trình niềng răng dài (khoảng 18-24 tháng) thì hàm răng của bạn đã được điều chỉnh một cách tự nhiên. Lúc đó, bạn sẽ được tháo mắc cài. Ngoài ra, bạn cũng cần phải chăm sóc sau khi tháo mắc cài để cho hàm răng khỏe mạnh hoàn chỉnh. Sau đó, bạn có thể tự tin với hàm răng mới, khỏe hơn. Và có nụ cười tươi hơn và xinh đẹp hơn.
3. Chăm sóc răng sức khỏe răng miệng trong quá trình niềng răng hô
Quá trình niềng răng là một quá trình dài, đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực rất lớn từ người niềng. Cùng với quá trình đó là một chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng cẩn thận thì kết quả niềng răng mới thành công nhanh chóng. Cho nên, bạn cần lưu ý một số biện pháp chăm sóc răng miệng khi niềng răng như sau:
3.1 Vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng dụng cụ mềm
Vệ sinh răng miệng thường xuyên khi niềng răng là điều rất quan trọng (Ảnh: Internet)
Bạn nên dùng bàn chải đánh răng có chỉ lông mềm mại và mảnh. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa. Điều đó giúp tránh các tác động mạnh đến mắc cài nhưng vẫn đảm bảo vi khuẩn, vi rút không tấn công răng miệng.
3.2 Ăn uống chọn lọc nhưng vẫn đầy đủ chất
Bạn nên ăn những đồ ăn mềm, không dính, không quá lạnh cũng không quá nóng, không cần phải nhai nhiều. Bạn có thể ăn cháo, cơm mềm, rau củ cắt nhỏ, nấu chín mềm,… để đảm bảo vẫn đủ chất cho cơ thể và không tổn hại đến niềng răng.
3.3 Khi gặp vấn đề về niềng răng thì cần liên hệ ngay bác sĩ
Lỏng niềng, hở mắc cài, khó chịu ở hàm răng,… thì hãy tìm gặp ngay để bác sĩ giải quyết và tư vấn. Đừng tự ở nhà điều chỉnh vì bạn sẽ không biết như thế nào là đúng. Làm như vậy sẽ tốn tiền, công sức và thời gian mà lại không được kết quả. Đôi khi tình trạng này còn gây hậu quả cho răng hàm.
4. Niềng răng hô có tác dụng gì?
4.1 Tăng cường sức khỏe hàm răng
Quá trình niềng răng hô sẽ giúp đưa răng về đúng vị trí mọc. Từ đó, vị trí răng hàm trên và hàm dưới sẽ khớp với nhau hơn. Nhờ vậy, chức năng nhai của răng sẽ được cải thiện hơn, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa về sau.
Ngoài ra, quá trình niềng răng hô còn giúp giảm áp lực cho quai hàm. Khi hàm răng ở trên bị hô so với hàm dưới hoặc ngược lại. Việc nhai đồ ăn sẽ tác động lực lên hàm nhiều hơn khiến hàm bị tổn thương. Vì vậy, hai hàm răng khớp nhau sẽ tránh được những tổn thương về răng miệng và quai hàm.
4.2 Mang lại vẻ đẹp, tự tin sau quá trình niềng
Những người bị răng hô thường tự ti khi cười và nói chuyện. Sau quá trình niềng răng hô, hàm răng họ sẽ đều và đẹp hơn. Do đó tự tin cười tươi hơn. Thêm vào đó, khuôn mặt cũng cân đối, xinh đẹp hơn.
Ai chẳng muốn bản thân mình khỏe đẹp lên mỗi ngày. Điều quan trọng là nằm ở sự quyết tâm bổ sung kiến thức về sức khỏe và làm đẹp của mỗi người. Quá trình niềng răng hô không quá phức tạp, quan trọng là bạn có đủ kiên trì để cùng nha khoa cải thiện sức khỏe răng miệng. Đồng thời giúp tăng lên vẻ đẹp, tự tin cho chính mình. Hi vọng với những chia sẻ về quá trình niềng răng hô sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn. Đồng thời có những lựa chọn phù hợp giúp điều chỉnh hàm răng cũng như sức khỏe của mình.