Tủy răng được xem như phần quan trọng nhất trong một chiếc răng, nó là nguồn cung cấp dinh dưỡng để nuôi răng chắc khỏe. Tủy được bao bọc bởi 2 lớp men và ngà răng ở bên ngoài, giúp bảo vệ tủy rất tốt. Tùy từng nguyên nhân gây chết tủy sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Vậy, nguyên nhân gây chết tủy là do đâu? Dấu hiệu của răng chết tuỷ là như thế nào? Hãy cùng Nha Khoa Miền Trung tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Nguyên nhân gây chết tuỷ răng
Dấu hiệu răng chết tủy là tình trạng tủy răng bị thương tổn gây ra hiện trạng nhiễm trùng, viêm tủy nặng, cuối cùng không xử lý kịp thời dẫn đến tình trạng chết tủy. Vậy nguyên nhân gây chết tuỷ răng là gì?
Hình ảnh răng bị sâu lâu ngày
- Viêm nhiễm trùng gây chết tủy: Khi răng bị viêm chân răng, nhiễm trùng, viêm nha chu,… nếu không điều trị ngay, răng sẽ bị ảnh hưởng, lâu dần gây tình trạng răng bị chết tủy.
- Tủy răng bị chết do sâu răng gây ra: Đây là trường hợp phổ biến nhất, bởi khi bị sâu răng, nếu không được điều trị kịp thời, theo thời gian chắc chắn tủy răng sẽ bị tổn thương và dẫn đến chết tủy.
- Răng gãy, vỡ, nứt,… có thể khiến các mạch máu và nguồn nuôi tủy bị cắt đứt, dẫn đến chết tủy.
2. Các dấu hiệu răng bị chết tủy
Tùy theo mức độ răng bị tổn thương mà tủy răng sẽ rơi vào những tình trạng khác nhau. Sau đây là các biểu hiện cho thấy có dấu hiệu răng bị chết tủy:
- Giai đoạn viêm tủy không hồi phục: Các cơn đau sẽ xuất hiện bất chợt, đôi khi kéo dài hàng giờ đồng hồ và mức độ thường xuyên hơn. Một số trường hợp tích mủ trong nướu răng làm trồi lên các cục thịt dư, chạm vào ê buốt dữ dội.
- Giai đoạn viêm tủy hồi phục: Tủy răng vừa bị tổn thương, các cơn đau nhức lúc này bắt đầu kèm theo dấu hiệu ê buốt, đặc biệt là về đêm và thường xuất hiện nhiều nhất khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh.
- Giai đoạn hoại tử tủy: Đây là mức độ thật sự nghiêm trọng, cho thấy dấu hiệu răng bị chết tủy rõ ràng nhất. Lúc này, người bệnh hoàn toàn không còn cảm thấy xuất hiện các cơn đau, răng có thể bị gãy, lung lay hoặc rụng hoàn toàn khỏi cung hàm.
- Trong trường hợp tủy răng bị chết trong thời gian dài, răng có thể bị lung lay, giảm chức năng nhai và nghiền nát thức ăn. Men răng ngả sang màu xám và nâu đen do không được nuôi dưỡng liên tục. Nếu do chết tủy, tình trạng ố màu chỉ xảy ra ở một răng duy nhất.
Hình ảnh răng chết tuỷ lâu ngày dẫn tới đổi màu răng so với những răng bên cạnh
Khi có dấu hiệu răng bị chết tủy, người bệnh thường cảm thấy rất đau nhức, nướu răng sưng tấy, đặc biệt là về đêm. Ăn các loại thực phẩm cay, nóng, lạnh,… răng sẽ bị ê buốt. Nếu răng chết tủy, dễ bị gãy, vỡ thành từng mảng nhỏ, đôi khi chỉ còn lại chân răng hoặc răng tự rụng khỏi cung hàm.
Vì vậy, để tránh tình trạng chết tủy có thể xảy ra, khi phát hiện răng gặp vấn đề, người bệnh nên đến ngay cơ sở nha khoa có uy tín thăm khám và điều trị kịp thời để bảo tồn răng thật và ngăn chặn hiệu quả các cơn đau răng.
3. Răng bị chết tủy có thể tồn tại được bao lâu?
Tủy răng là nguồn dinh dưỡng giúp nuôi sống mô răng. Một chiếc răng đã lấy tủy (hoặc chết tủy) thì giống như nó đã chết. Nó sẽ mất đi cảm giác khi ăn uống cũng như sức nhai bị giảm sút.
Răng đã lấy tủy sau 1 năm sẽ bắt đầu xuất hiện các hiện tượng sừng hóa mô răng, tức là mô răng tự hủy dần đi. Dù sau khi có thực hiện lấy tủy xong bạn có bọc sứ cho răng hay cách khác thì răng cũng sẽ dễ bị nứt, vỡ, giòn hơn, và khả năng rụng rất cao.
4. Biện pháp điều trị răng bị chết tủy
Thông thường, khi răng có dấu hiệu bị chết tủy, nghĩa là răng đã tổn thương rất nghiêm trọng và cần được chữa trị gấp. Bởi nếu không điều trị ngay, răng sẽ bị hư hoại hoàn toàn và phải thực hiện nhổ bỏ ngay sau đó, gây nhiều tốn kém để trồng lại răng mới và không thể bảo tồn được răng thật.
Điều trị tuỷ răng là phương pháp đầu tiên được nghĩ tới để bảo tồn răng thật
Nếu có dấu hiệu răng bị chết tủy thì bạn nên tiến hành biện pháp điều trị khá hiệu quả hiện nay chính là trám răng lấy tủy. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc gây tê cục bộ, nạo sạch tủy răng đã bị hủy hoại ra ngoài bằng các dụng cụ nha khoa, sau đó vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Dùng vật liệu nha khoa an toàn là Guttta – percha đổ lên phần tủy đã lấy sạch rồi trám bít lại.
Sau đó, biện pháp tốt nhất mà người bệnh nên lựa chọn là bọc sứ lại chiếc răng vừa trám răng lấy tủy đó để đảm bảo răng được chắc khỏe hơn. Bởi nếu tủy răng đã bị chết, chắc chắn sẽ không còn nguồn nuôi dưỡng khiến răng yếu đi nhiều và rất dễ bị gãy. Việc bọc sứ sẽ giúp chân răng đứng vững và đảm bảo ăn nhai, cũng như thẩm mỹ răng cao nhất.