Viêm nướu răng là bệnh lý phổ biến mà nhiều người gặp phải, đây là tình trạng nướu xuất hiện những dấu sưng đỏ, có mảng bám và dễ chảy máu. Bệnh lý này theo thời gian sẽ tự khỏi nhưng nếu trường hợp đề kháng yếu hoặc không điều trị tận gốc có thể rất nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh viêm nướu là gì để có thể hạn chế tối đa việc gặp phải tình trạng này.
Nguyên nhân gây bệnh viêm nướu là gì
Mục Lục Bài Viết
1. Nguyên nhân gây bệnh viêm nướu là gì?
Bệnh viêm nướu là tình trạng gặp phải ở rất nhiều người nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân gây bệnh viêm nướu là gì và cách điều trị như thế nào cho nhanh khỏi.
Có nhiều nguyên nhân bệnh viêm nướu, nhưng nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do người bệnh vệ sinh răng miệng kém. Hệ miễn dịch bị suy yếu, những mảng bám thức ăn thừa hình thành trên răng không được loại bỏ sẽ tạo thành vôi răng. Các mảng cao răng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây nên bệnh viêm nướu.
Nguyên nhân viêm nướu do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng không đúng cách
Có những nguyên nhân từ thói quen gây bệnh khác như: Sử dụng thuốc lá, sử dụng kháng sinh histamin, thuốc trầm cảm… đây là những nguyên nhân làm giảm tiết nước bọt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
2. Dấu hiệu của bệnh viêm nướu răng
Khi mắc phải bệnh viêm nướu thường ít khi đau vì vậy bệnh nhân có thể không biết mình đang bị viêm. Những dấu hiệu thường gặp phải như:
- Nướu răng sưng húp, mềm
- Lợi teo rút lại gây hở chân răng hay là chân răng dài ra
- Nướu răng chảy máu một cách dễ dàng khi dùng bàn chải đánh răng hoặc chỉ nha khoa, có thể nhận biết qua màu đỏ hoặc hồng trên bàn chải hay chỉ nha khoa
- Sự thay đổi màu sắc nướu răng từ một màu hồng khỏe mạnh đến nâu sẫm đỏ
- Có thể thường xuyên bị loét miệng
- Hơi thở có mùi hôi
- Có cảm giác đau khi nha
Viêm nướu nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến lung lay và mất răng vì bệnh tiến triển lây lan đến các mô và xương làm tiêu vùng nâng đỡ răng
3. Những người có khả năng cao mắc bệnh viêm nướu răng
Từ nguyên nhân gây bệnh viêm nướu là gì chúng ta có thể phân ra những đối tượng dễ mắc phải bệnh này hơn, đó là:
- Người ít vệ sinh răng miệng.
- Người lớn tuổi
- Người thường xử dụng thuốc lá và bia rượu bia
- Người mắc bệnh tiểu đường, HIV, nhiễm virus nấm…
- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ mang thai và sau sinh
- Người ăn uống không đủ chất
4. Cách phòng ngừa bệnh viêm nướu răng
Nếu đã biết nguyên nhân gây bện viêm nướu là gì thì cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này là phải loại bỏ các tác nhân có thể gây hại cho nướu của bạn bằng các phương pháp sau:
- Để phòng ngừa viêm nướu cần có chế độ chăm sóc răng miệng tích cực và đều đặn
- Sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm thông thường để làm sạch kẽ răng.
- Sử dụng kem đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày để đánh răng. Nên chọn bàn chải lông mềm
- Dùng nước sát khuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ
- Massage nướu răng nhẹ nhàng để loại bỏ đau răng và tăng cường máu lưu thông đến nướu
- Cần có chế độ sinh hoạt đều đặn, không thức quá khuya, không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia…
5. Hướng dẫn cách điều trị viêm nướu tại nhà
5.1 Sử dụng cây lô hội
Bạn có thể dùng nha đam, có tác dụng rất tốt để chữa viêm nướu răng. Bạn dùng một lượng vừa đủ xoa nhẹ và vùng bị viêm hoặc uống trực tiếp cũng được.
5.2 Dùng chanh
Chanh có đặc tính kháng viêm cao sẽ đem đến cho bạn hàm răng trắng sáng. Chanh có chứa Vitamin C tăng sức đề kháng và chống các bệnh viêm nhiễm. Bạn có thể sử dụng chanh bằng cách uống hoặc bôi trực tiếp.
5.3 Sử dụng tỏi
Tỏi có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh, trong tỏi có chứa chất giúp điều trị viêm nướu và làm giảm đau. Bạn có thể nghiền nát tỏi và thêm một chút muối và thoa hỗn hợp này lên vùng bị viêm rồi súc miệng thật sạch.
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc nguyên nhân gây bệnh viêm nướu là gì. Bên cạnh đó là một số chia sẻ về kinh nghiệm và phương pháp điều trị viêm nướu. Lời khuyên của các chuyên gia nha sĩ để điều trị bệnh viêm nướu tại nhà hãy chăm sóc răng miệng thường xuyên, không sử dụng thuốc lá và xây dựng chế độ ăn uống có lợi cho răng miệng. Nên đến nha khoa cạo vôi răng định kỳ 6 tháng 1 lần để bảo vệ răng miệng tốt nhất.