Khi răng trẻ bắt đầu lung lay hoặc bị siết, sâu răng gây đau nhức thì bố mẹ băn khoăn có nên nhổ răng sữa cho bé hay không? Khi nào thì nên chủ động nhổ răng sữa cho bé? Hãy cùng Nha Khoa Miền Trung tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
Giai đoạn thay răng (thường 6 – 12 tuổi) là một phần không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Tuỳ theo mức độ lung lay của răng sữa hay độ tuổi mọc răng mà tiến hành nhổ răng
Mục Lục Bài Viết
1. Nên nhổ răng sữa khi nào?
– Răng sữa lung lay: Trường hợp này cần được can thiệp nhổ răng sớm vì khi một răng sữa lung lay đồng nghĩa với việc chân răng đang dần tiêu và không còn chắc chắn
– Răng sữa chưa lung lay khi đến tuổi mọc răng vĩnh viễn: Răng vĩnh viễn mọc từ chính vị trí của chân răng sữa rụng đi, có nhiều nguyên nhân mà răng sữa chưa mọc lên (có thể do răng sữa mọc muộn dẫn đến thời gian thay răng cũng chậm hơn, răng vĩnh viễn mọc sai trị trí nên không làm tiêu chân răng sữa). Cần thiết phải chụp phim X-quang để xác định vị trí mầm răng vĩnh viễn để quyết định nhổ răng sữa hay không
– Răng sữa bị sâu: Trường hợp răng sữa sâu ít, có thể điều trị bảo tồn bằng cách trám răng hay điều trị tuỷ. Trường hợp răng sữa sâu trầm trọng, gây ra biến chứng sưng hay áp xe, cần thiết phải nhổ răng để tránh viêm nhiễm lan rộng
Đối với các trường hợp trên thì việc nhổ răng cho bé là cần thiết để bảo vệ răng vĩnh viễn ở trẻ. Tuy nhiên nhổ răng cần thực hiện đúng cách, đúng kỹ thuật để tránh nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Nguyên nhân không nên nhổ răng sữa sớm?
Răng sữa chỉ nên nhổ đúng chỉ định, tránh trường hợp nhổ răng sữa sớm vì:
– Nhổ răng sữa sớm chưa lung lay sẽ khiến trẻ đau nhức, chảy máu nhiều hơn, thậm chí có thể gây ám ảnh làm bé sợ việc nhổ răng trong suốt giai đoạn thay răng sau này.
– Mất răng, giảm khả năng ăn nhai, ảnh hưởng sự phát triển của trẻ – Răng sữa có nhiệm vụ “giữ chỗ” cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí, việc nhổ răng sữa sớm sẽ làm các răng vĩnh viễn thay thế mọc lệch lạc
3. Làm thế nào để bé thay răng đúng thời điểm
- Để bé mọc răng vĩnh viễn đều đẹp thì bố mẹ hãy theo dõi sát sao quá trình phát triển của răng để kịp thời phát hiện những sai lệch để điều chỉnh sớm.
- Không tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà, tránh làm tổn thương nướu lợi và tâm lý của trẻ sau này.
- Trong quá trình thay răng thì bố mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt và giàu canxi để giúp răng vĩnh viễn chắc khỏe hơn. Hạn chế cho bé ăn nhiều đồ ngọt, nước uống có gas vì chúng dễ khiến răng bé bị đen, xỉn màu, thậm chí làm sâu hỏng răng.
- Nhắc nhở bé vệ sinh răng miệng thường xuyên 2 lần/ngày. Lưu ý là nên lựa chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của trẻ.
- Nên đưa bé đến nha khoa thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo răng bé phát triển bình thường và phát hiện, điều trị sớm các bệnh lý răng miệng (nếu có).
Như vậy, nhổ răng sữa sớm cho bé là việc làm không cần thiết và gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng của bé. Do đó, nếu bố mẹ khó xác định được thời điểm nhổ răng cho bé thì hãy đưa bé đến Nha khoa răng trẻ em gần nhất và uy tín để được bác sĩ giàu kinh nghiệm chăm sóc tận tình và nhổ răng đúng cách, đúng thời điểm cho bé.
Nếu răng sữa mất sớm khả năng cao là răng vĩnh viễn sau này sẽ mọc chen chúc lộn xộn và cần tới phương pháp niềng răng cho trẻ. Quý phụ huynh có thể xem thêm bài viết: Niềng răng cho bé 9 tuổi: Kinh nghiệm mà bố mẹ cần biết