Sâu răng không chỉ gây đau nhức mà còn gây ra những biến chứng khác nguy hiểm hơn rất nhiều, nặng nhất là bạn phải mất răng. Vì thế cần có những hiểu biết về bệnh sâu răng để có cách phòng ngừa và điều trị sớm nếu mắc bệnh.

Bạn sẽ không phải chịu đựng những cơn đau nhức khó chịu do răng sâu gây ra, hàm răng sẽ trở nên chắc khỏe hơn với 4 bước đơn giản qua bài viết dưới đây

1. Bệnh sâu răng là gì?

Bệnh sâu răng là quá trình vi khuẩn tiếp xúc, tấn công cấu trúc răng, gây nên những tổn thương trên bề mặt răng. Biểu hiện đầu tiên là chúng gây ra những lỗ sâu li ti trên bề mặt răng hay quanh thân răng, điều này khiến người bệnh đau nhức khó chịu.

2. Phòng ngừa sâu răng với 4 bước đơn giản

2.1 Chải răng đúng cách

Cách đơn giản nhất để phòng ngừa sâu răng chính là chải răng đúng kỹ thuật và thường xuyên. Sử dụng bàn chải lông mềm, đầu tròn để chải răng mỗi ngày với thời gian tối thiểu cho 1 lần vệ sinh răng là 2 phút. Ngoài ra nên thay bàn chải định kỳ để việc vệ sinh răng được đảm bảo tốt nhất.

cách vệ sinh răng miệng đúng cách

Nên cầm bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với mặt răng và đầu lông bàn chải hướng về phía lợi. Chuyển động của bàn chải theo chiều lên xuống như hướng mọc của răng hoặc xoay tròn và lùi dần từ trong ra ngoài, chải kỹ rìa lợi và cổ răng. Tuyệt đối không được chải răng theo chiều ngang.

Chải từng nhóm răng tới khi sạch, đối với mặt nhai thì đơn giản hơn, chỉ cần đặt lông bàn chải vuông góc với mặt răng và kéo qua kéo lại.

Đừng quên vệ sinh lưỡi nữa nhé. Vì đa số vi khuẩn đều nằm trên lưỡi và nó có thể khiến hơi thở có mùi “đáng ghét” đấy.

2.2 Sử dụng chỉ nha khoa

Sử dụng chỉ nha khoa được xem là hành động cần thiết để phòng ngừa sâu răng. Sử dụng chỉ tơ nha khoa đúng kỹ thuật sẽ giúp loại bỏ các mảng bám ở kẽ răng – nơi mà bàn chải không thể làm sạch được. Nhưng nó cũng có nhược điểm là nếu bạn dùng sai cách thì sẽ khiến nướu bị tổn thương.

Cách sử dụng chỉ nha khoa bằng tay hiệu quả nhất

Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 30-45 cm, cuộn hai đầu chỉ vào các ngón giữa rồi căng ra (một bên quấn nhiều vòng để nới ra khi chuyển sang đoạn chỉ sạch, lúc đó đồng thời cuộn thêm một vòng ở ngón tay bên kia). Đoạn chỉ ở giữa sẽ dài khoảng 7-10 cm.

Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ lọt vào kẽ răng, rồi uốn nó ôm quanh răng, đưa lên xuống ba lần bên trái, rồi ba lần bên phải. Khi làm sạch răng khác, nên dùng phần chỉ mới.

cách sử dụng chỉ nha khoa hiệu quả

Hướng dẫn sử dụng chỉ nha khoa bằng tay

Thực hiện với cả những chiếc răng ở sâu bên trong (nơi dễ bị bàn chải bỏ qua), tuy khó hơn nhưng sẽ quen dần.

Lấy sợi chỉ ra từ từ theo hướng kéo từ trên xuống sau khi dùng xong để khỏi làm tổn thương lợi.

Hiện tượng chảy máu có thể xảy ra trong những lần đầu dùng chỉ nha khoa, hoặc khi lợi bị viêm. Điều này không đáng ngại. Nếu lợi bạn khỏe mạnh, hiện tượng chảy máu sẽ giảm và hết dần.

Nên làm sạch răng bằng chỉ tơ nha khoa sau khi ăn, trước lúc đánh răng. Khi chưa quen, bạn có thể dùng mỗi ngày một lần vào buổi tối. Khi đã quen, bạn có thể mang theo trong túi xách hoặc ngăn kéo ở công sở để sử dụng sau bữa trưa.

2.3 Tránh ăn vặt, uống nước có ga

Những loại đồ ăn vật là nguyên nhân gây bệnh sâu răng, nhất là ăn vặt với thực phẩm ngọt hoặc các loại thức uống có gas. Do đó, hạn chế những loại thức ăn này và chải răng đúng cách sau khi ăn là việc quan trọng để làm sạch hoàn toàn các mảng bám trên răng, loại bỏ nguy cơ sâu răng.

2.4 Khám răng định kì

Đến phòng khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp phát hiện các vấn đề răng miệng một cách chính xác và nhanh chóng trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.

3. Một số dấu hiệu cho thấy bạn nên đến gặp bác sĩ ngay

Sâu răng là bệnh rất phổ biến ở nhiều lứa tuổi, từ trẻ em mọc răng sữa đến người già. Chúng ta dễ dàng phát hiện sâu răng bằng mắt thường, qua các dấu hiệu lâm sàng. Trên răng xuất hiện các đốm màu trắng (như hạt gạo) hoặc nâu đen thì có thể nói bạn đang gặp phải vấn đề sâu răng. Để biết chắc chắn tình trạng răng như thế nào và có kế hoạch điều trị kịp thời, bạn nên đến nha khoa uy tín để khám răng.

Các dấu hiệu của bệnh sâu răng như sau:

    • Hơi thở có mùi hôi khó chịu
    • Răng xuất hiện những đốm đen, răng ngả màu nâu, vàng
    • Răng xuất hiện những lỗ sâu nhìn thấy
    • Chảy máu khi dùng bàn chải đánh răng
    • Đau răng, đau tự phát hoặc đau khi cắn
    • Răng nhạy cảm khi ăn uống những món ngọt, đồ nóng lạnh
    • Đau răng kéo dài từng cơn, kéo dài liên tiếp theo cấp độ từ nhẹ đến nặng
    • Đau răng kèm theo đau đầu, sốt nhẹ, răng ê buốt lan sang những chiếc răng kề cận.
    • Răng đau khi nhai,  sờ vào thì lấy răng lung lay nhẹ.
    • Đau răng liên tục nhưng uống thuốc giảm đau lại không thuyên giảm.

Đọc thêm bài viết: Cần phải làm gì khi răng sâu đau nhức? Nên trám hay nhổ bỏ răng sâu?