[Tổng hợp] Nguyên nhân gây Hôi miệng và Cách điều trị dứt điểm

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có tới 50% người trưởng thành bị hôi miệng tại một thời điểm trong cuộc sống của họ. Nếu bạn đã từng có cảm giác hôi miệng xảy ra trong một cuộc hẹn hò, tại một cuộc phỏng vấn xin việc hoặc khi nói chuyện với bạn bè, hãy đọc bài viết sau đây để biết tất cả các nguyên nhân xảy ra hôi miệng và các giải pháp để giữ hơi thở luôn thơm mát.

hơi thở có mùi hay còn gọi là hôi miệng

Hôi miệng khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp

1. Thế nào là hôi miệng?

Hôi miệng là hiện tượng khi miệng người bệnh phát ra hơi thở có mùi hôi hoặc mùi khó chịu khi giao tiếp, mặc dù đã vệ sinh sạch sẽ. Tình trạng này có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau. Theo thống kê, đây là bệnh lý nha khoa phổ biến thứ 3 chỉ sau sâu răng và viêm nha chu.

Hôi miệng có mùi đa phần không gây đau đớn hay nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên lại ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Những người bị hôi miệng nặng sẽ thường cảm thấy tự ti, mặc cảm với người đối diện khi giao tiếp, theo thời gian sinh ra tâm lý rụt rè, nhút nhát.

Bệnh lý về răng miệng này tuy không gây nguy hiểm nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang gặp vấn đề về sức khỏe nhất định. Do đó, chúng ta cần đặc biệt lưu ý để sớm tìm ra cách khắc phục hoặc phương pháp điều trị, tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về sau.

2. Nguyên nhân gây hôi miệng?

Hôi miệng đôi khi có thể là một dấu hiệu của một bệnh lý răng miệng nghiêm trọng hơn. Hiểu rõ các nguyên nhân sau đây để biết vì sao bạn bị hôi miệng.

2.1 Vi khuẩn

Hôi miệng có thể xảy ra bất cứ lúc nào bởi hàng trăm loại vi khuẩn gây hôi miệng sống tự nhiên trong miệng của bạn. Khoang miệng hoạt động giống như một nhà kính tự nhiên, cho phép các vi khuẩn này phát triển. Khi bạn ăn, vi khuẩn ăn thức ăn còn sót lại trong miệng và để lại một sản phẩm thải có mùi hôi.

2.2 Các bệnh lý răng miệng

Các bệnh lý về răng miệng khác là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng hôi miệng nặng mùi. Cụ thể:

  • Các bệnh viêm nhiễm: Viêm quanh thân răng, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,… sẽ hình thành các ổ viêm khiến thức ăn thừa dễ mắc kẹt lại. Thức ăn thừa bị kẹt lại này nếu không được vệ sinh cẩn thận, các vi khuẩn trong ổ viêm sẽ phân hủy chúng ngay trong khoang miệng khiến hơi thở của người bệnh có mùi hôi nặng.
  • Hôi miệng sâu răng: Đây là bệnh lý nha khoa để lại trên bề mặt răng những lỗ to nhỏ, dễ làm thức ăn đọng lại khi ăn uống. Nếu lượng thức ăn thừa này không được làm sạch, theo thời gian sẽ khiến hơi thở người bệnh có mùi hôi, thêm vào đó, tình trạng sâu răng cũng trở nên nặng hơn.
  • Viêm loét mô mềm: Ngoài ra, tình trạng viêm loét mô mềm bên trong khoang miệng cũng là nguyên nhân khiến người bệnh bị hôi miệng nặng
  • Một số bệnh lý ác tính liên quan đến xương hàm: Viêm tủy xương, u men xương hàm, viêm ô răng khôn,… cũng có thể gây tình trạng hôi miệng nặng.
  • Khô miệng: Nước bọt rất quan trọng vì nó hoạt động suốt ngày đêm để làm sạch miệng. Nếu bạn không có đủ, miệng của bạn sẽ không được làm sạch như bình thường. Nguyên nhân gây khô miệng có thể do một số loại thuốc, các vấn đề về tuyến nước bọt hoặc đơn giản là thở bằng miệng.

2.3 Thực phẩm ăn uống

Khi ăn những thức ăn hay nước uống có chứa chất gây khô miệng, như chất lỏng có chứa alcohol (rượu vang hay một số nước súc miệng) và thuốc lá, hay cung cấp hàm lượng protein hay đường cao. Các thực phẩm từ sữa được khi phân huỷ trong miệng sẽ giải phóng các amino axit chứa rất nhiều sulphur. Hành và tỏi có chứa hàm lượng sulphur cao, có thể đi xuyên qua lớp lót đường ruột vào máu, và sau đó giải phóng vào trong phổi rồi bốc ra ngoài.

2.4 Hút thuốc lá

Điều này sẽ làm ố răng, gây hôi miệng và khiến bạn có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Thuốc lá làm giảm khả năng nếm thức ăn và kích thích các mô nướu. Người sử dụng thuốc lá có nhiều khả năng bị bệnh nướu răng. Vì hút thuốc cũng ảnh hưởng đến khứu giác của bạn, người hút thuốc có thể không nhận thức được hơi thở của họ có mùi như thế nào.

2.5 Các bệnh lý cơ thể

Ngoài các bệnh lý răng miệng thì hôi miệng nặng có thể là triệu chứng ban đầu cho một số vấn đề sức khỏe của cơ thể. Ví dụ như:

  • Cách bệnh lý liên quan đến phổi: Viêm phổi, viêm phế quản, ung thư phổi,.. đều khiến hơi thở của người bệnh có mùi nặng. Nguyên nhân là do khi phổi bị bệnh, một lượng lớn dịch nhầy sẽ tích tụ tại vị trí này, theo đường thở sẽ thoát ra bên ngoài, đặc biệt khi giao tiếp hay ăn uống.
  • Các bệnh lý viêm đường hô hấp: Viêm họng, viêm xoang, viêm amidan,… cũng gây hôi miệng nặng, do trong vòm họng hình thành một lớp dịch nhầy có mùi khó chịu. Do nằm ngay vị trí cần miệng nên mùi hôi sẽ theo đường thở thoát ra ngoài.
  • Các bệnh lý về dạ dày: Viêm loét dạ dày, hôi miệng do hở van dạ dày, trào ngược dạ dày,.. khiến thức ăn tiêu hóa không thuận lợi, đọng lại trong dạ dày gây mùi hôi.
  • Suy gan: Đây cũng là nguyên nhân gây hôi miệng, do chức năng phân giải độc tố của người bệnh kém, dẫn đến nồng độ amoniac trong máu tăng cao, khiến hơi thở có mùi khó chịu.

3. Cách điều trị hôi miệng dứt điểm

3.1 Chải răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày

Chải răng hai lần một ngày và làm sạch giữa răng của bạn hàng ngày bằng chỉ nha khoa để loại bỏ tất cả các vi khuẩn gây ra hôi miệng.

3.2 Chăm sóc lưỡi của bạn

Đừng quên chăm sóc lưỡi của bạn nhé. Nếu bạn lè lưỡi và nhìn về phía sau, bạn sẽ thấy một lớp phủ màu trắng hoặc nâu. Đó là nơi mà hầu hết các vi khuẩn gây hôi miệng có thể được tìm thấy. Sử dụng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ cạo lưỡi để loại bỏ chúng.

Xem thêm bài viết: Cách vệ sinh lưỡi để phòng tránh Hôi miệng

3.3 Sử dụng nước súc miệng

Sử dụng nước súc miệng giúp tiêu diệt vi khuẩn hoặc và tạm thời che giấu mùi hôi miệng. Tuy nhiên, đó chỉ là một giải pháp tạm thời. Bạn càng để thời gian chải và xỉa thức ăn trong miệng lâu thì hơi thở của bạn sẽ càng khó chịu.

3.4 Làm sạch răng giả

Nếu bạn đeo răng giả tháo lắp, hãy tháo bỏ chúng ra ngoài vào ban đêm và làm sạch chúng kỹ lưỡng trước khi sử dụng lại vào sáng hôm sau.

3.5 Ăn uống thực phẩm lành mạnh

Để có nhiều nước bọt tiết ra trong miệng, hãy thử ăn những thực phẩm lành mạnh cần nhai nhiều như cà rốt hoặc táo. Bạn cũng có thể thử nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo không đường.

3.6 Bỏ hút thuốc

Từ bỏ thói quen nguy hiểm này là điều cần thiết và rất tốt cho cơ thể của bạn. Bạn không chỉ có hơi thở tốt hơn, bạn sẽ có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

3.7 Ghé thăm Nha sĩ của bạn thường xuyên

Nếu bạn lo lắng về những gì gây ra hôi miệng, hãy hẹn gặp nha sĩ. Kiểm tra thường xuyên để phát hiện bất kỳ vấn đề nào như bệnh nướu răng hoặc khô miệng. Từ đó giúp kịp thời ngăn chặn trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, hãy là một người thông minh trong việc tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng tránh gặp phải trường hợp “tiền mất tận mang” nhé!

hôi miệng

Ghé thăm nha sĩ thường xuyên để kiểm tra tình trạng răng miệng

Trên đây là những lý do và cách khắc phục khi bị hôi miệng. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thêm kiến thức để chăm sóc răng miệng tốt hơn cho bản thân. Nếu bạn đang gặp tình trạng hôi miệng lâu năm, hãy đến nha khoa để nhận được sự thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất nhé!

Đánh giá bài viết
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Share on telegram
Telegram
Nha Khoa Miền Trung
Xin chào! Chúng tôi là đội ngũ của Nha Khoa Miền Trung. Chúng tôi lập nên trang web này nhằm giúp quý độc giả có thể trang bị thêm kiến thức về nha khoa, đánh giá các Nha Khoa nhằm giúp bạn đọc có thể tìm cho mình một trung tâm Nha Khoa uy tín và chất lượng nhất. Đội ngũ làm vì mục đích phi lợi nhuận và quý bạn đọc cảm thấy bài viết hữu ích có thể ủng hộ bằng cách Click vào quảng cáo nếu bạn thực sự thích nó! Xin cảm ơn.

Liên Hệ

trồng răng implant tại đà nẵng

Review Nha Khoa

dana-dental-nha-khoa-da-nang

Nha Khoa Dana Dental và những thông tin bạn cần biết?

Nha khoa Dana Dental là cơ sở nổi tiếng được sáng lập bởi bác sĩ Phạm Minh Tuấn giỏi chuyên môn cùng với hệ thống trang thiết bị được đầu tư hiện đại. Vậy liệu phòng khám có tốt như những lời quảng cáo và bảng giá chi tiết các

Nha khoa sử dụng răng kém chất lượng và bị hở ở chân răng

Bọc răng sứ thẩm mỹ tại Nha khoa Dana có tốt không?

Thời gian gần đây nhu cầu làm răng sứ thẩm mỹ ngày càng tăng. Đã có rất nhiều khách hàng chịu chi, bỏ ra một khoản tiền lớn với mục đích kiến tạo nụ cười thêm hoàn hảo. Lợi dụng sự tin tưởng của khách hàng nhiều cơ sở nha

bọc răng sứ uy tín quảng nam

Top 6 Nha khoa Bọc răng sứ tốt và uy tín tại Quảng Nam

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng giúp mang đến cho răng một dáng vẻ mới, đều đặn và trắng sáng tự nhiên như răng thật. Để chọn địa chỉ làm răng sứ ở đâu tốt tại Quảng Nam, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới

tẩy trắng răng tại quảng nam

Top 5 Nha khoa tẩy trắng răng tại Quảng Nam uy tín và chất lượng

Có khá nhiều nha khoa có dịch vụ tẩy trắng răng ở tỉnh Quảng Nam nhưng để lựa chọn được một địa chỉ chất lượng và giá thành hợp lý thật sự không dễ dàng. Nếu đang băn khoăn về vấn đề này, quý bạn đọc có thể tham khảo

nha khoa uy tín

Top 3 Nha khoa uy tín tại huyện Phong Điền – Thừa Thiên Huế

Sức khỏe răng miệng là vấn đề muôn thuở và cực kỳ quan trọng với mọi người hiện nay. Theo như nghiên cứu, tại Việt Nam có đến hơn 80% dân số mắc phải các vấn đề về răng miệng từ nhẹ đến nặng. Một trong những lý do chủ

trồng răng implant tại quảng nam

Top 6 Nha khoa trồng răng Implant chất lượng tại Quảng Nam

Trồng răng implant là một phương pháp trồng răng cấy ghép cấu tạo bằng titanium có hình dạng (vít) ốc. Nó được dùng cấy trực tiếp vào xương hàm của người bị mất răng để thay thế chân răng đã bị mất trước đó. Và nó sẽ có vai trò