Răng giả tháo lắp có nhiều loại phù hợp với mục đích và kĩ thuật thực hiện khác nhau. Vậy nên chọn răng giả tháo lắp loại nào tốt để vừa tiết kiệm chi phí vừa giúp cho việc ăn nhai và thẩm mỹ được dễ dàng là thắc mắc của rất nhiều người. Sau đây Nha Khoa Miền Trung sẽ giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây!
Mục Lục Bài Viết
1. Phục hình răng giả tháo lắp thông thường
Răng giả tháo lắp thông thường bao gồm răng tháo lắp nền nhựa và răng tháo lắp hàm khung kim loại. Răng tháo lắp nền nhựa bao gồm 2 loại đó là nền nhựa cứng và nền nhựa mềm.
Cấu tạo cơ bản gồm 4 phần: Răng giả, Nền hàm giả để giữ răng: Có thể là nền hàm kim loại hoặc nền nhựa theo phân loại dưới đây, Nướu giả, Móc để lưu giữ hàm giả (không cần nếu là toàn hàm).
Phần Răng trên hàm giả tháo lắp sẽ có nhiều loại và giá cũng sẽ khác nhau tuỳ khách hàng lựa chọn: Răng Justi, Vital, Cosmo nhập khẩu, Răng Việt Nam là chi phí rẻ nhất, Răng Composite hoặc Răng sứ là mắc nhất.
1.1 Răng giả tháo lắp nền nhựa cứng
Răng tháo lắp nền nhựa được thiết kế linh động, ôm sát vào nướu khá tiện lợi. Tuy nhiên nó lại khá cồng kềnh, khi người bệnh mang vào sẽ có cảm giác nặng trong khoang miệng. Độ bền của hàm cũng không được kéo dài lâu, vì sau một thời gian, qua quá trình ăn nhai và khi xương hàm bị tiêu đi thì hàm giả cũng trở nên lõng lẽo, dễ bị rơi vỡ khi mang. Lúc đó bệnh nhân lại phải đến bác sĩ để làm lại hàm khác nên sẽ tốn thêm một khoảng chi phí.
Đối tượng phù hợp: Dùng cho trường hợp mất hết răng hoặc mất nhiều răng hoặc mất ít răng đều hiệu quả.
Hàm giả tháo lắp nền nhựa cứng toàn hàm trên dưới
Cấu tạo gồm: Răng giả, khung, nướu giả, móc cố định. Đặc điểm chính của răng giả tháo lắp nền nhựa cứng là phần nền bằng nhựa tựa hẳn vào lợi và niêm mạc, lực nhai truyền thẳng xuống xương hàm. Loại hàm giả này có chi phí rẻ nhất trong các loại hàm tháo lắp.
1.2 Răng giả tháo lắp nền nhựa mềm
Điểm khác biệt giữa răng tháo lắp nền nhựa mềm với nền nhựa cứng dễ nhận biết nhất đó là cấu tạo móc của nền nhựa mềm bằng nhựa giống với màu nướu nên sẽ thẩm mỹ hơn rất nhiều so với nền nhựa cứng có móc bằng kim loại. Thứ hai là khung nền nhựa mềm sẽ mềm và dễ chịu hơn so với khung nhựa cứng.
Hình ảnh răng tháo lắp nhựa mềm với đặc điểm dễ nhận biết là móc có màu hồng giống với nướu răng
Đối tượng phù hợp: mất răng toàn hàm, mất ít răng và đặc biệt là dùng trong giai đoạn cấy ghép Implant, răng giả tháo lắp nền nhựa dẻo dùng làm tạm thời trong thời gian chờ Implant tích hợp vào xương hàm.
Cấu tạo gồm 4 phần: khung, nướu giả bằng nhựa mềm, móc cố định, răng. Đặc điểm khác biệt của răng giả tháo lắp nền nhựa dẻo đó là phần nhựa dẻo ôm sát nướu, tạo cảm giác dễ chịu cho người dùng.
1.3 Răng giả tháo lắp (hàm tháo lắp) khung kim loại
Với loại hàm này, các răng giả trên nền nhựa sẽ được kết hợp thêm một khung kim loại. Khung kim loại này được cấu tạo từ hợp chất Ni – Cr hoặc Titanium nên rất lành tính cho cơ thể bệnh nhân. Loại hàm này được chỉ định cho những bệnh nhân chỉ mất một số răng và còn răng thật để làm trụ bám.
Do được kết hợp với khung kim loại nên loại hàm giả này rất cứng chắc, có kích thước nhỏ, gọn hơn so với hàm nhựa toàn phần. So với răng tháo lắp trên nền nhựa thì loại này có sự chắc chắn và độ bền cao hơn. Nhưng sau một thời gian sử dụng thì răng thật sẽ bị ảnh hưởng và yếu đi, vì móc kim loại bám vào răng thật sẽ làm răng bị co kéo.
Đối tượng phù hợp: Mất ít răng hoặc mất nhiều răng (răng chưa mất toàn hàm).
Cấu tạo: gồm 4 phần Răng giả, hàm khung Kim loại (hợp kim Ni-Cr hoặc kim loại Titanium), nướu giả, móc cố định.
2. Răng giả tháo lắp (phục hình tháo lắp) trên Implant
Đây là phương pháp ưu việt nhất trong các phương pháp phục hình răng giả tháo lắp.
Loại hàm giả này có độ bền chắc cao, các trụ implant được cấu tạo từ hợp chất titanium nên hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Bên cạnh đó, các trụ implant này có chức năng như những chân răng thật, sẽ tích hợp vào xương hàm thành một khối thống nhất, nên loại hàm này giúp hạn chế tình trạng tiêu xương hàm ở người bệnh, không gây ra sự lệch lạc hay xê dịch hàm trong quá trình ăn nhai. Răng tháo lắp trên implant có thể tồn tại vĩnh viễn mà không cần phải thay mới nếu bệnh nhân chăm sóc tốt.
Mặc dù loại hàm này có chi phí khá cao nhưng xét về độ thẩm mỹ, chức năng cũng như những ưu điểm vượt trội của nó mà các nhà chuyên gia trong lĩnh vực phục hồi răng giả tháo lắp đánh giá rất cao và khuyên mọi người nên lựa chọn giải pháp này.
Đối tượng phù hợp: Dùng cho trường hợp mất răng toàn hàm hoặc mất nhiều răng. Trên mỗi hàm răng mất sẽ cấy từ 2 trụ Implant, hoặc 4 trụ Implant (All on 4), hoặc 6 trụ Implant (All on six).
Cấu tạo: Các trụ cắm Implant được cấy trực tiếp và tích hợp vào xương hàm. Sau đó một hàm tháo lắp sẽ được cố định trên các trụ Implant này. Lực nhai sẽ truyền thẳng xuống xương hàm mà không gây bất kỳ áp lực nào lên nướu.
Ưu điểm: Lực nhai khỏe, cảm giác ăn nhai tốt, cảm giác rất dễ chịu như răng thật, ngăn tiêu xương từ đó ngăn biến dạng khuôn mặt, vệ sinh thuận tiện.
3. Phương pháp răng giả tháo lắp nào tốt nhất?
Nếu xét về chuyên môn thì Phục hình tháo lắp trên Implant là phương pháp ưu việt nhất bởi các lý do: Ăn nhai khỏe, cảm giác ăn nhai gần như răng thật, sử dụng trọn đời, cảm giác thoải mái dễ chịu, vệ sinh thuận tiện. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là chi phí trồng răng cao hơn. Do đó quý bạn đọc nên cân nhắc vấn đề tài chính để có thể chọn cho mình một loại răng giả tháo lắp tốt nhất và phù hợp nhất.